Tiêu điểm
Quảng cáo số tăng trưởng chậm mà chắc
Sự phát triển và bùng nổ của các nền tảng online đã giúp cho bức tranh quảng cáo số của thị trường khu vực nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng trở nên hấp dẫn trong năm 2019 vừa qua.
Năm 2019 đánh dấu những bước tăng trưởng vững chắc trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam, với sự đóng góp lớn đến từ các nhãn hàng tiêu dùng nhanh, các thương hiệu bán lẻ và các nền tảng thương mại điện tử.
Theo số liệu từ Báo cáo thị trường Quảng cáo trực tuyến tổng kết năm 2019 do Adsota vừa phát hành, chi tiêu cho quảng cáo đa phương tiện của thị trường Việt Nam có những bước tăng trưởng ổn định theo từng năm.
Cụ thể, mức chi của các thương hiệu Việt Nam cho quảng cáo đa phương tiện ước tính đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2018 và tăng lên 1,26 tỷ USD trong năm 2019 vừa qua. Đà tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục trong những năm sắp tới khi tổng chi cho quảng cáo media dự kiến sẽ lên đến 1,43 tỷ USD trong năm 2022.
Số liệu từ báo cáo này cũng chỉ ra rằng, dù ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam phát triển mạnh và đạt được những bước tiến vượt bậc trong những năm trở lại đây, bức tranh thị trường tiếp thị tại Việt Nam chủ yếu vẫn được "phủ bóng" bởi các kênh quảng cáo truyền thống như TVC hay OOH.
Trong năm 2019, các nhà quảng cáo chi khoảng 284 triệu USD cho quảng cáo trực tuyến và chỉ chiếm 20,6% tổng chi tiêu cho quảng cáo đa phương tiện trên tất cả các kênh.
Đây là con số tỷ lệ trung bình so với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan (22%), Singapore (27,2%), Philippines (21%), Malaysia (22,5%), nhưng vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia phát triển ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Điều này có thể được lý giải là do quảng cáo trên các kênh truyền thống có chi phí cao hơn khá nhiều so với trên quảng cáo số. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là kênh đóng góp vai trò ngày một quan trọng trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp Việt.
Đóng góp chủ yếu cho quảng cáo trực tuyến trong một năm qua đến từ sự chi tiêu mạnh tay của các doanh nghiệp bán lẻ/thương mại điện tử, cũng như các nhãn hàng FMCG (Tiêu dùng nhanh).
Cũng theo số liệu từ báo cáo, ngành bán lẻ/ thương mại điện tử có mức chi lên đến 23,9% tổng chi cho tiếp thị trực tuyến của toàn thị trường. Xếp ngay sau đó là ngành hàng tiêu dùng nhanh vớ 12.9%. Các nhóm ngành cũng có mức chi lớn là ô tô, dịch vụ tài chính, du lịch và viễn thông.
Những số liệu trên đã cho thấy nguồn lực và sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn đến các nền tảng trực tuyến trong thời gian gần đây. Việc các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bán lẻ/thương mại điện tử dẫn đầu về chi tiêu trên toàn thị trường có mối liên quan trực tiếp tới cuộc chiến "đốt tiền" của các doanh nghiệp thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo hay Tiki cho các kênh quảng cáo trong thời gian vừa qua.
Không chỉ vậy, các nhãn hàng thuộc ngành tiêu dùng nhanh (FMCG), vốn từ trước đến nay luôn luôn ưa chuộng các kênh quảng cáo truyền thống, giờ đây cũng dần dành nhiều ngân sách của mình cho các kênh online.
Mạng xã hội trở thành công cụ truyền thông, quảng cáo phổ biến của doanh nghiệp Việt
Chìa khóa để du lịch Bình Thuận bứt phá sau 'giấc ngủ' hàng thập niên
Với những lợi thế sẵn có cùng khả năng thu hút đối tượng khách chi tiêu cao trên thế giới, đã đến lúc du lịch tỉnh Bình Thuận cần thức dậy sau giấc ngủ dài hàng thập niên để tạo đột phá xứng với tiềm năng.
Bất chấp Covid-19, Bamboo Airways lên kế hoạch mua 12 chiếc 777x từ Boeing?
Theo Bloomberg, hãng hàng không Bamboo Airways dự kiến sẽ ký kết mua 12 chiếc máy bay thân rộng Boeing 777x từ Boeing, với tổng trị giá hợp đồng gần 5 tỷ USD.
Khách Trung vắng bóng, khách Nga đổ bộ và bài toán bền vững của ngành du lịch
Dịch bệnh corona một lần nữa đặt ra yêu cầu đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn khách cho du lịch Việt Nam, tránh lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Tài trợ khủng cho giải đua F1 Việt Nam, các 'ông lớn' đang toan tính gì?
Mức tài trợ lớn đã khiến việc đồng hành cùng giải đua xe tốn kém nhất thế giới F1 trở thành một quyết định đầu tư “cân não”, đòi hỏi những tính toán của doanh nghiệp trong chiến lược tài chính, kinh doanh và thương hiệu.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.