Tiêu điểm
Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh
Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh, đẩy mạnh và đảm bảo tính bền vững trong công tác cải cách, hiện đại hoá hành chính, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Một trong những nội dung được bàn luận sôi nổi tại HĐND tỉnh Quảng Ninh kỳ họp thứ 11 diễn ra mới đây là việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh đều đánh giá, công tác cải cách, hiện đại hoá hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua.
Quảng Ninh là một trong sáu tỉnh, thành phố đầu tiên triển khai thực hiện thành công hệ thống hóa đơn điện tử giai đoạn 1. Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước gửi-nhận được văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số liên thông bốn cấp và là địa phương sớm tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đến nay, Quảng Ninh đã đưa 1.222 thủ tục hành chính của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 75%. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công mức độ 3 của tỉnh hiện là 57,36%; dịch vụ công mức độ 4 là 29,45%.
Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên tục được cải thiện, thứ hạng về chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI dẫn đầu cả nước.
Từ vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng PCI năm 2011, Quảng Ninh đã vươn lên vị trí thứ ba năm 2015, lên ngôi á quân một năm sau đó và liên tục duy trì vị thế dẫn đầu trong suốt 5 năm qua.
Tuy nhiên, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chưa khai thác, ứng dụng triệt để thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; cơ sở dữ liệu, liên thông, số hóa, chia sẻ dữ liệu chưa đầy đủ, đồng bộ.
Chất lượng chuyển biến trong một chỉ số thành phần trong các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI qua các năm được đánh giá là chưa thật vững chắc, thiếu ổn định. Có chỉ số nằm ở nhóm dưới; kỷ luật, kỷ cương hành chính, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân có lúc, có nơi còn chưa nghiêm...
Vài năm gần đây, Quảng Ninh đã xác định, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của chiến lược xây dựng, phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ra Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gắn với chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, Quảng Ninh xác định cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư công là cấp bách. Tỉnh sẽ cải thiện chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí của các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS, nâng cao tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh với mục tiêu cao nhất là tăng cường niềm tin và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ, chất lượng điều hành của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến các cấp cơ sở.
Chia sẻ trên kênh truyền thông tỉnh Quảng Ninh, bà Vũ Thị Kim Chi, Phó trưởng ban Thường trực Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh cho biết, Nghị quyết của HĐND được ban hành trong năm 2022 khẳng định tỉnh Quảng Ninh luôn coi trọng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, coi đây là một hành trình không có điểm kết thúc và luôn lấy sự hài lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả thực chất của công việc.
Bà Chi cho rằng, Nghị quyết cũng sẽ là cơ sở để các sở, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh, bám sát tình hình thực tiễn để nhận diện, phân tích và đề xuất giải pháp bổ sung, đổi mới khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua.
Quảng Ninh xác định tiếp tục mục tiêu giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về chỉ số PCI, PAR index, SIPAS nhằm trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện, từng bước thúc đẩy tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, hướng đến là một những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước.
PCI Quảng Ninh nhìn từ chuyện xây dựng thương hiệu địa phương
PCI Quảng Ninh nhìn từ chuyện xây dựng thương hiệu địa phương
Quảng Ninh dựa vào các tiêu chí và có nghiên cứu định lượng cũng như lắng nghe tiếng nói của người dân và doanh nghiệp, dám nhìn thẳng vào những vấn đề tồn đọng để từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện qua từng con số và tiêu chí đánh giá của PCI.
Quảng Ninh bàn kế giữ ngôi vương PCI
Với lãnh đạo Quảng Ninh, không thể hài lòng với kết quả hiện tại mà phải xác định cần nỗ lực nhiều hơn để có thể tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả.
Nhà đầu tư ngoại 'không bất ngờ' khi Quảng Ninh đứng đầu PCI
Với sự phát triển nhanh, mạnh về mọi mặt như hiện nay, đặc biệt trong nỗ lực cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, Quảng Ninh đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Quảng Ninh lần thứ 5 liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng PCI
Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, Quảng Ninh cũng là tỉnh duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế "rất tốt".
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.