Phát triển bền vững

Quy hoạch điện VIII: Lối cũ trong bối cảnh mới

Kiều Mai Thứ hai, 15/03/2021 - 12:41

Quy hoạch điện VIII công bố gần đây cho thấy lối tư duy truyền thống khi tiếp tục chú trọng đến bổ sung công suất chạy nền từ nhiệt điện than và điện khí, theo Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính.

Trong dự thảo Quy hoạch điện VIII công bố gần đây, nhiệt điện than và điện khí tiếp tục được chú trọng, chiếm tới 57% lượng công suất bổ sung thêm từ nay cho tới năm 2030.

Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) đánh giá chiến lược này mâu thuẫn với các xu hướng chủ đạo đang định hình thị trường năng lượng toàn cầu, cũng như đi ngược lại mục tiêu của các nhà quản lý là đảm bảo an ninh năng lượng, cực tiểu hoá chi phí toàn hệ thống, bao gồm chi phí điện và các ảnh hưởng ngoại lai tới sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Tính hữu dụng của Quy hoạch điện VIII với vai trò là một lộ trình phát triển có thể sẽ rất hạn chế do tốc độ chuyển dịch năng lượng nhanh chóng diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Các bên ủng hộ nhiệt điện than thường lập luận rằng năng lượng tái tạo và pin lưu trữ không thể thay thế được nguồn công suất nhiệt điện than trong lộ trình cũng như không thể cạnh tranh được về giá với nhiệt điện than.

Tuy nhiên, theo IEEFA, lập luận này đang giả định sai rằng năng lượng tái tạo và cách triển khai nguồn điện này sẽ không hề thay đổi trong tương lai.

Điều chắc chắn duy nhất bây giờ là các phương án “hiệu quả về chi phí” ngày hôm nay sẽ được định giá lại một cách triệt để bởi thị trường trong hai năm tới. Do đó, chuyên gia của IEEFA khuyến nghị các nhà hoạch định cần tính đến mức độ thay đổi của thị trường điện khác hơn nhiều so với phương án được đưa ra trong Quy hoạch điện VIII.

“Cần phải nhìn lại tốc độ thâm nhập thị trường của năng lượng tái tạo và pin tích trữ trong hai năm vừa qua trên thế giới để thấy những công nghệ mới cạnh tranh về chi phí có thể thay đổi cấu trúc thị trường nhanh chóng đến mức nào. Thiếu đi tư duy này, ngành điện có thể đối mặt với nguy cơ bị trói buộc vào một hệ thống điện cứng nhắc và trở thành gánh nặng tài chính lâu dài cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)”, IEEFA nhấn mạnh.

Để giảm thiểu rủi ro dự báo và tận dụng tối đa tiềm năng của các loại hình công nghệ mới, các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam nên tập trung nhiều hơn vào kiến trúc của hệ thống điện, đặc biệt là tập trung vào tầm quan trọng chiến lược của việc xây dựng một hệ thống điện linh hoạt và củng cố lưới điện.

Quy hoạch điện VIII: Lối cũ trong bối cảnh mới
Khó khăn tìm nguồn tài chính cho các dự án nhiệt điện than mới tiếp tục gia tăng. Ảnh: EVN

Rủi ro lớn từ nguồn điện hóa thạch

Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, các dự án nhiệt điện than tiếp tục đối mặt với vấn đề chậm tiến độ, chi phí vượt dự kiến, sự phản đối của người dân địa phương và khó khăn tìm kiếm nguồn tài chính.

Vũng Áng 2, một trong những dự án nhiệt điện than vừa hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đã mất tổng cộng 12 năm chỉ để nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước Việt Nam thống nhất về các điều khoản hợp đồng. Quá trình xây dựng nhà máy dự kiến sẽ mất thêm 5 năm nữa, chưa kể những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình xây dựng.

Theo IEEFA, các nhà quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định xây dựng một lượng công suất nhiệt điện than lớn, nhất là trong tình hình hiện nay khi triển vọng cải thiện về công nghệ và chi phí của nhiệt điện than là gần như không có.

Trong khi đó, khó khăn tìm nguồn tài chính cho các dự án nhiệt điện than mới tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của IEEFA, đã có 135 tổ chức tài chính toàn cầu công bố lộ trình thoái vốn khỏi các dự án nhiệt điện than.

Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ chịu tác động trực tiếp từ xu hướng toàn cầu này. Tháng 2 vừa qua, Mitsubishi, một trong những nhà đầu tư lâu năm vào ngành điện Việt Nam, đã thông báo sẽ rút khỏi dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (công suất 2GW) được triển khai đầu tư từ năm 2009.

Nhà đầu tư Nhật Bản này cùng với các đối tác khác đã và đang phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ các cổ đông quốc tế và các tổ chức dân sự do sự tham gia vào dự án Vũng Áng 2.

Trước sự phản đối ngày càng tăng về thành tích yếu kém của Nhật Bản trong công tác bảo vệ môi trường, thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng cho biết Vũng Áng 2 sẽ là dự án tài trợ nhiệt điện than cuối cùng của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước này.

Với sự rút lui của các ngân hàng lớn và các cơ quan tín dụng xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam sẽ khó có thể tìm được đối tác có năng lực cho các dự án này.

Rủi ro nằm ở việc những nhà đầu tư mới xuất hiện sẽ tạo áp lực thiết kế những gói tài chính dự án đi kèm với điều khoản đối ứng đáng kể từ phía Việt Nam.

Đối với nhiệt điện khí, các giả định về hệ số công suất, giá nhiên liệu biến động, và mức phát thải các-bon thường được dự báo tốt hơn mức thực tế.

Ngoài ra, phần lớn các thảo luận liên quan đến nhiệt điện khí sử dụng LNG nhập khẩu đều có xu hướng đánh giá thấp chi phí xây dựng các hạ tầng đi kèm như trạm tái hoá khí, bồn chứa, đường ống dẫn khí, và thiết lập thị trường, cũng như bỏ qua các rủi ro địa chính trịgây nên bởi chuỗi cung ứng khí thiếu chắc chắn.

“Đối với Việt Nam là một quốc gia nhập khẩu khí, các rủi ro này là không hề nhỏ”, IEEFA nhấn mạnh.

Táo bạo để phát triển

Trong hai năm vừa qua, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thay đổi đáng kể so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á khi là thị trường hiếm hoi tích cực thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo chuyên gia của IEEFA, Việt Nam cần phải có bước đi táo bạo hơn nữa để chiếm được niềm tin của những nhà đầu tư nước ngoài chất lượng đang cố gắng đáp ứng yêu cầu của các khách hàng trên khắp thế giới.

“Đây là lúc Việt Nam nên gửi đi thông điệp rõ ràng tới các nhà đầu tư nước ngoài rằng nhu cầu sử dụng năng lượng xanh của họ có thể được đáp ứng tại Việt Nam, và rằng các nguồn điện sạch mới sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong một thị trường tiến dần lên mô hình đấu giá cạnh tranh với chi phí ngày càng thấp”, IEEFA khuyến nghị.

Theo đó, nếu Việt Nam muốn đa dạng hoá các nguồn điện trong hệ thống, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện sạch của nền kinh tế và kiểm soát được giá điện, thì năng lượng tái tạo phải đóng vai trò lớn hơn trong Quy hoạch điện VIII, thay vì ngược lại.

Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện

Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện

Phát triển bền vững -  4 năm
Đề án quy hoạch điện quốc gia VIII đưa ra quan điểm ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển ngành điện không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng tới sinh kế của người dân.
Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện

Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện

Phát triển bền vững -  4 năm
Đề án quy hoạch điện quốc gia VIII đưa ra quan điểm ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển ngành điện không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng tới sinh kế của người dân.
Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện

Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện

Phát triển bền vững -  4 năm

Đề án quy hoạch điện quốc gia VIII đưa ra quan điểm ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển ngành điện không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng tới sinh kế của người dân.

Nhiều dự án điện gió và điện mặt trời gặp khó

Nhiều dự án điện gió và điện mặt trời gặp khó

Tiêu điểm -  4 năm

Các dự án điện năng lượng tái tạo đã đi vào vận hành và đang triển khai tại tỉnh Bình Định đều gặp vấn đề về tiến độ cũng như giải phóng mặt bằng.

Tìm cách hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã vận hành

Tìm cách hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã vận hành

Tiêu điểm -  4 năm

Bộ Công thương đề nghị các địa phương và EVN rà soát các dự án điện mặt trời, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả nhằm hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của các nhà đầu tư.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  8 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  3 ngày

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  3 ngày

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  4 ngày

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  6 ngày

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  4 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025

Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025

Vàng -  5 giờ

Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  8 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  8 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.