Phát triển bền vững
Quy hoạch điện VIII: Lối cũ trong bối cảnh mới
Quy hoạch điện VIII công bố gần đây cho thấy lối tư duy truyền thống khi tiếp tục chú trọng đến bổ sung công suất chạy nền từ nhiệt điện than và điện khí, theo Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính.
Trong dự thảo Quy hoạch điện VIII công bố gần đây, nhiệt điện than và điện khí tiếp tục được chú trọng, chiếm tới 57% lượng công suất bổ sung thêm từ nay cho tới năm 2030.
Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) đánh giá chiến lược này mâu thuẫn với các xu hướng chủ đạo đang định hình thị trường năng lượng toàn cầu, cũng như đi ngược lại mục tiêu của các nhà quản lý là đảm bảo an ninh năng lượng, cực tiểu hoá chi phí toàn hệ thống, bao gồm chi phí điện và các ảnh hưởng ngoại lai tới sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Tính hữu dụng của Quy hoạch điện VIII với vai trò là một lộ trình phát triển có thể sẽ rất hạn chế do tốc độ chuyển dịch năng lượng nhanh chóng diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Các bên ủng hộ nhiệt điện than thường lập luận rằng năng lượng tái tạo và pin lưu trữ không thể thay thế được nguồn công suất nhiệt điện than trong lộ trình cũng như không thể cạnh tranh được về giá với nhiệt điện than.
Tuy nhiên, theo IEEFA, lập luận này đang giả định sai rằng năng lượng tái tạo và cách triển khai nguồn điện này sẽ không hề thay đổi trong tương lai.
Điều chắc chắn duy nhất bây giờ là các phương án “hiệu quả về chi phí” ngày hôm nay sẽ được định giá lại một cách triệt để bởi thị trường trong hai năm tới. Do đó, chuyên gia của IEEFA khuyến nghị các nhà hoạch định cần tính đến mức độ thay đổi của thị trường điện khác hơn nhiều so với phương án được đưa ra trong Quy hoạch điện VIII.
“Cần phải nhìn lại tốc độ thâm nhập thị trường của năng lượng tái tạo và pin tích trữ trong hai năm vừa qua trên thế giới để thấy những công nghệ mới cạnh tranh về chi phí có thể thay đổi cấu trúc thị trường nhanh chóng đến mức nào. Thiếu đi tư duy này, ngành điện có thể đối mặt với nguy cơ bị trói buộc vào một hệ thống điện cứng nhắc và trở thành gánh nặng tài chính lâu dài cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)”, IEEFA nhấn mạnh.
Để giảm thiểu rủi ro dự báo và tận dụng tối đa tiềm năng của các loại hình công nghệ mới, các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam nên tập trung nhiều hơn vào kiến trúc của hệ thống điện, đặc biệt là tập trung vào tầm quan trọng chiến lược của việc xây dựng một hệ thống điện linh hoạt và củng cố lưới điện.
Rủi ro lớn từ nguồn điện hóa thạch
Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, các dự án nhiệt điện than tiếp tục đối mặt với vấn đề chậm tiến độ, chi phí vượt dự kiến, sự phản đối của người dân địa phương và khó khăn tìm kiếm nguồn tài chính.
Vũng Áng 2, một trong những dự án nhiệt điện than vừa hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đã mất tổng cộng 12 năm chỉ để nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước Việt Nam thống nhất về các điều khoản hợp đồng. Quá trình xây dựng nhà máy dự kiến sẽ mất thêm 5 năm nữa, chưa kể những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình xây dựng.
Theo IEEFA, các nhà quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định xây dựng một lượng công suất nhiệt điện than lớn, nhất là trong tình hình hiện nay khi triển vọng cải thiện về công nghệ và chi phí của nhiệt điện than là gần như không có.
Trong khi đó, khó khăn tìm nguồn tài chính cho các dự án nhiệt điện than mới tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của IEEFA, đã có 135 tổ chức tài chính toàn cầu công bố lộ trình thoái vốn khỏi các dự án nhiệt điện than.
Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ chịu tác động trực tiếp từ xu hướng toàn cầu này. Tháng 2 vừa qua, Mitsubishi, một trong những nhà đầu tư lâu năm vào ngành điện Việt Nam, đã thông báo sẽ rút khỏi dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (công suất 2GW) được triển khai đầu tư từ năm 2009.
Nhà đầu tư Nhật Bản này cùng với các đối tác khác đã và đang phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ các cổ đông quốc tế và các tổ chức dân sự do sự tham gia vào dự án Vũng Áng 2.
Trước sự phản đối ngày càng tăng về thành tích yếu kém của Nhật Bản trong công tác bảo vệ môi trường, thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản cũng cho biết Vũng Áng 2 sẽ là dự án tài trợ nhiệt điện than cuối cùng của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước này.
Với sự rút lui của các ngân hàng lớn và các cơ quan tín dụng xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam sẽ khó có thể tìm được đối tác có năng lực cho các dự án này.
Rủi ro nằm ở việc những nhà đầu tư mới xuất hiện sẽ tạo áp lực thiết kế những gói tài chính dự án đi kèm với điều khoản đối ứng đáng kể từ phía Việt Nam.
Đối với nhiệt điện khí, các giả định về hệ số công suất, giá nhiên liệu biến động, và mức phát thải các-bon thường được dự báo tốt hơn mức thực tế.
Ngoài ra, phần lớn các thảo luận liên quan đến nhiệt điện khí sử dụng LNG nhập khẩu đều có xu hướng đánh giá thấp chi phí xây dựng các hạ tầng đi kèm như trạm tái hoá khí, bồn chứa, đường ống dẫn khí, và thiết lập thị trường, cũng như bỏ qua các rủi ro địa chính trịgây nên bởi chuỗi cung ứng khí thiếu chắc chắn.
“Đối với Việt Nam là một quốc gia nhập khẩu khí, các rủi ro này là không hề nhỏ”, IEEFA nhấn mạnh.
Táo bạo để phát triển
Trong hai năm vừa qua, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thay đổi đáng kể so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á khi là thị trường hiếm hoi tích cực thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo chuyên gia của IEEFA, Việt Nam cần phải có bước đi táo bạo hơn nữa để chiếm được niềm tin của những nhà đầu tư nước ngoài chất lượng đang cố gắng đáp ứng yêu cầu của các khách hàng trên khắp thế giới.
“Đây là lúc Việt Nam nên gửi đi thông điệp rõ ràng tới các nhà đầu tư nước ngoài rằng nhu cầu sử dụng năng lượng xanh của họ có thể được đáp ứng tại Việt Nam, và rằng các nguồn điện sạch mới sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong một thị trường tiến dần lên mô hình đấu giá cạnh tranh với chi phí ngày càng thấp”, IEEFA khuyến nghị.
Theo đó, nếu Việt Nam muốn đa dạng hoá các nguồn điện trong hệ thống, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện sạch của nền kinh tế và kiểm soát được giá điện, thì năng lượng tái tạo phải đóng vai trò lớn hơn trong Quy hoạch điện VIII, thay vì ngược lại.
Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện
Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện
Đề án quy hoạch điện quốc gia VIII đưa ra quan điểm ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển ngành điện không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng tới sinh kế của người dân.
Nhiều dự án điện gió và điện mặt trời gặp khó
Các dự án điện năng lượng tái tạo đã đi vào vận hành và đang triển khai tại tỉnh Bình Định đều gặp vấn đề về tiến độ cũng như giải phóng mặt bằng.
Tìm cách hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã vận hành
Bộ Công thương đề nghị các địa phương và EVN rà soát các dự án điện mặt trời, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả nhằm hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của các nhà đầu tư.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.