Tiêu điểm
Quy hoạch Thanh Hóa thành một cực trong tứ giác phát triển phía Bắc
Thanh Hóa sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc cả nước trong thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Chính phủ phê duyệt, Thanh Hóa sẽ trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.
Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.
GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.
Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên. Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên.
Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.
Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/nãm.
Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.
Tầm nhìn đến năm 2045, phát triển tỉnh Thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế trí thức, sáng tạo với nguồn nhân lực chất lượng cao; ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; hạ tầng các ngành dịch vụ hiện đại, kết nối đồng bộ với hạ tầng quốc gia và các nước trong khu vực; ngành nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản phẩm an toàn; hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh tương thích công dân thông minh.
Cụ thể, tỉnh cần tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị và có năng suất cao. Đơn cử như tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát huy tối đa công suất và mở rộng, nâng công suất; đẩy nhanh tiến độ để dự án Tổ hợp hóa chất Đức Giang, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial đi vào vận hành và tiếp tục đầu tư mở rộng; đẩy mạnh thu hút các dự án sau lọc hóa dầu.
Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện mặt trời; thu hút phát triển các nhà máy điện khí LNG, hình thành Trung tâm điện khí LNG tại khu kinh tế Nghi Sơn; đẩy nhanh tiến độ triển khai giai đoạn 3 của Nhà máy Thép Nghi Sơn.
Tỉnh tạo điều kiện cho Nhà máy xi măng Đại Dương đưa vào hoạt động dây chuyền 1, 2; triển khai dây chuyền 3,4. Nhà máy xi măng Long Sơn hoàn thành dây chuyên 3 và 4.
Giai đoạn 2021 - 2025 thu hút một số dự án đầu tư dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, giầy da có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, có công nghệ xử lý môi trường đạt tiêu chuân. Giai đoạn 2026 – 2030 hạn chế và dừng thu hút đầu tư mới các dự án may mặc, giầy da khu vực đồng đồng và ven biển; khuyến khích doanh nghiệp may mặc, giầy da đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, quy trình quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Về du lịch biển, tỉnh cần tập trung tại các huyện ven biển, trọng tâm là đô thị du lịch biển Sầm Sơn, khu du lịch Hải Tiến, Hoang Trường (Hoằng Hóa), khu du lịch Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn) và khu vực ven biển huyện Quảng Xương; phát triển các sản phẩm du lịch khám phá biển đảo tại khu vực đảo Hòn Nẹ và Hòn Mê; du lịch khám phá đáy biển và các loại hình dịch vụ du lịch kết hợp khác như nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo...
Về du lịch sinh thái cộng đồng, tập trung tại các khu vực được phép phát triển du lịch thuộc vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng lân cận; trọng tâm là Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Suối cá Cẩm Lương, khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ và các điểm du lịch sinh thái tại các huyện miền núi...
Bên cạnh đó, quy hoạch nêu rõ xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại khu kinh tế Nghi Sơn; trung tâm logistics cấp tĩnh tại khu vực phía Tây thành phố Thanh Hoá với quy mô tối thiểu khoảng 10 ha và trung tâm logistics tại khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với quy mô tối thiểu khoảng 20 ha.
Tỉnh cần điều chỉnh 63 tuyến đường tỉnh hiện tại với tổng chiều dài 1.499,67 km, gồm nâng 2 tuyến và 1 đoạn tuyến với chiều dài khoảng 100 km lên quốc lộ; chuyển 3 tuyến sang đường đô thị, chiều dài 20,5 km…
Quy hoạch 7 cảng gồm 01 cảng khách Hàm Rồng và 06 cảng tồng hợp hàng hoá: Hoang Lý, Đò Lèn, Hải Châu, Bình Minh (Lạch Bạng), Lạch Trường, Mộng Giường.
Đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 15 trưng tâm thương mại (TTTM), trong đó: Đô thị loại I có 07 TTTM; đô thị loại III có 02 TTTM; đô thị loại IV có ít nhất 02 TTTM; đô thị loại V có 04 TTTM xây dựng mới; các đô thị loại V khác nghiên cứu bố trí quỹ đất để thu hút đầu tư giai đoạn sau. Đến năm 2030 có 36 TTTM, trong đó đô thị loại I có ít nhất 10 TTTM; đô thị loại III có ít nhất 08 TTTM; đô thị loại IV có ít nhất 08 TTTM; đô thị loại V có ít nhất 10 TTTM.
Về kho khí dầu mỏ hóa lỏng, đến năm 2025 quy hoạch 12 kho (gồm: Đầu tư mới 09 kho tại khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Thạch Thành, Bá Thước, Thọ Xuân; quy hoạch 3 kho tại các huyện cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn). Đến năm 2030, giữ nguyên như quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025, thu hút đầu tư 3 kho.
Quy hoạch phân vùng không gian liên huyện của tỉnh thành 5 vùng, gồm: Vùng 1, liên huyện trung tâm gồm thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa.
Vùng 2 gồm các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Thường Xuân. Vùng 3 gồm Thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Vĩnh Lộc. Vùng 4 gồm thị xã Nghi Sơn và các huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống. Vùng 5 gồm các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý mở ra cơ hội, thời kỳ phát triển mới cho tỉnh Thanh Hóa.
109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai
109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai
Theo cơ quan chức năng sở tại, địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ghi nhận 109 dự án vi phạm luật đất đai.
Vingroup động thổ dự án nhà ở xã hội tại Thanh Hóa và Quảng Trị
Đây là bước khởi động cho chiến lược phát triển nhà ở xã hội thương hiệu Happy Home của Vingroup nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở giá rẻ cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh trên địa bàn.
Hấp lực mới của bất động sản Thanh Hóa
Trong bối cảnh làn sóng đầu tư bất động sản có xu hướng dịch chuyển theo vết dầu loang sang những vùng đất mới tiềm năng, Thanh Hóa đang bật dậy với sức hút khó cưỡng tại khu vực phía Bắc nhờ các ưu thế vượt trội.
TheLEADER tổ chức tọa đàm ‘Sự trỗi dậy của bất động sản Thanh Hóa’
Tọa đàm sẽ diễn ra vào sáng 10/5 tại Hà Nội nhằm nhìn nhận rõ cơ hội đón dòng tiền lớn cũng như những xu hướng đầu tư vào bất động sản Thanh Hóa.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.