Tài chính
Quỹ ngoại chịu lỗ sau khi mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước
Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp nhà nước được đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán đã giảm mạnh sau khi IPO thành công.
Báo cáo của quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý cho biết, trong quý I, quỹ này đã chi hơn 1.000 tỷ đồng (khoảng 45 triệu USD) để mua cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power).
Đây là hai doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đã được IPO đầu năm 2018. BSR, PV Power cùng với các công ty khác như PV Oil, IDICO, Vinafood, Genco3, Hapro đã tạo nên kỷ lục trên thị trường chứng khoán về giá trị IPO thời gian qua. Nhà nước thông qua các đợt chào bán cổ phần này đã thu về hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, sau khi IPO, cổ phiếu của các doanh nghiệp này đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán đều đã giảm mạnh. Điều này khiến cho các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, những người mua phần lớn số cổ phần trong các phiến IPO chịu các khoản lỗ tạm thời.

Cụ thể, VOF cho biết đã mua khoảng 10% số cổ phần chào bán trong đợt IPO của BSR với giá khoảng 22.000 đồng, thấp hơn 4% so với giá trúng bình quân và ghi nhận giá trị đầu tư khoảng 25 triệu USD.
BSR là công ty vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây là nhà máy đầu tiên của Việt Nam đang cung cấp khoảng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Nhà máy đang có kế hoạch nâng cấp và mở rộng để tăng công suất thêm 20% lên 7,9 triệu tấn dầu thô mỗi năm
Theo đánh giá của VOF, doanh nghiệp lọc dầu có xu hướng ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành dầu khí. Quỹ này ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2017 của BSR lần lượt là 3,5 tỷ USD (gần 80.000 tỷ đồng) và 350 triệu USD (gần 8.000 tỷ đồng).
Mức lợi nhuận này giúp BSR có mức định giá hấp dẫn hơn nhiều (chỉ số P/E khoảng 5,6 lần) so với mức định giá bình quân của thị trường chứng khoán cũng thời điểm (chỉ số P/E lên tới 20 lần).
Trái với kỳ vọng của nhà đầu tư với công ty, diễn biến cổ phiếu BSR sau khi niêm yết rất tiêu cực. Sau khi chào sàn ở giá 31.300 đồng, cổ phiếu BSR đã giảm liên tục và hiện có giá dưới 22.000 đồng, thấp hơn giá gốc đầu tư của quỹ VOF.
Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài còn hoàn toàn bị bất ngờ khi Phó Tổng giám đốc Vũ Mạnh Tùng, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Hoài Giang và Kế toán trưởng Phạm Xuân Quang của công ty lần lượt bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án có liên quan đến ngân hàng Ocean Bank.
Ngoài ra, BSR còn bị Kiểm toán Nhà nước xác định tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp so với khi cổ phần hóa tăng thêm gần 8% tức 5.359 tỉ đồng. Điều này có nghĩa là giá trị vốn nhà nước tại BSR có thể sẽ được điều chỉnh tăng.
Thêm nữa báo cáo tài chính 2017 vừa công bố của BSR cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm ngoái là hơn 7.672 tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức mà công ty ước tính (khoảng 8.000 tỷ đồng) được công bố trước IPO.
Ngoải BSR, VOF cũng đã chi hơn 20 triệu USD để mua cổ phần của PV Power khi đấu giá. Đây là nhà sản xuất điện lớn thứ hai cả nước, chiếm khoảng 10% tổng công suất, sau Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
PV Power được đánh giá có lợi thế lớn để phát triển trên thị trường điện Việt Nam, đặc biệt là điện khí, nhờ lợi thế công ty mẹ (PetroVietnam) đang là đơn vị độc quyền mua và cung cấp khí. Năm ngoái, lợi nhuận của công ty này đã tăng gấp đôi, đạt hơn 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên cũng như BSR, sau khi niêm yết cổ phiếu của PV Power giảm liên tục từ 17.800 đồng xuống còn 13.300 đồng (giảm 25%). Gần đây cổ phiếu này phục hồi trở lại và có giá 14.800 đồng sau khi công bố lợi nhuận quý I tăng trưởng 37%.
PV Power vừa được giao làm chủ đầu tư các dự án nhà máy nhiệt điện chạy khí Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, có tổng công suất 1.500 MW. Hiện các nhà máy của công ty có tổng công suất hơn 4.208 MW.
Công ty cho biết đang tiếp tục tìm kiếm đối tác chiến lược để bán tiếp 28,9% cổ phần Nhà nước. Tập đoàn Hàn Quốc, Taekwang Power Holdings đang là một trong những nhà đầu tư tiềm năng nhất và đã có các cuộc tiếp xúc với PV Power.
Chứng khoán lao dốc nhà đầu tư lo ngại
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.