Doanh nghiệp
Ricons dự phòng 220 tỷ đồng nợ khó đòi từ Coteccons
Khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi từ Coteccons khiến kết quả lợi nhuận ròng của Ricons rơi về mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi từ Coteccons hơn 227 tỷ đồng.
Động thái này diễn ra sau khi Ricons gửi đơn lên tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản với Coteccons. Mặc dù vậy, Toà án Nhân dân TPHCM đã có quyết định không mở thủ tục phá sản với Coteccons.
Việc phải trích lập lớn ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của Ricons. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 5 lần lên 252 tỷ đồng, cộng với khoản lỗ từ công ty liên doanh liên kết, Ricons báo lỗ thuần 8 tỷ đồng trong quý cuối năm 2023.
Cả năm 2023, Ricons ghi nhận doanh thu đạt 7.575 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm kết hợp với việc phải trích lập dự phòng lớn, Ricons ghi nhận lãi ròng năm 2023 đạt 79 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua.
Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Ricons đạt hơn 7.866 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là đến từ các khoản phải thu ngắn hạn hơn 4.137 tỷ đồng, bao gồm 1.086 tỷ đồng là phải thu từ Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Phương Nam 3A-1; 322 tỷ đồng là từ Coteccons và hơn 2.500 tỷ đồng đến từ các khách hàng khác.
Trong khi lợi nhuận Ricons sụt giảm đáng kể do khoản khó đói từ Coteccons, ngược lại Coteccons lại vừa công bố mức lợi nhuận quý cao kỷ lục.
Báo cáo tài chính quý II niên độ 2024 (tương đương thời điểm quý IV/2023) ghi nhận doanh thu Coteccons khoảng 5.660 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ 2022, chủ yếu do giảm doanh thu hợp đồng xây dựng.
Mặc dù vậy, Coteccons giảm mạnh dự phòng phải thu nợ khó đòi so với cùng kỳ. Ngoài ra, công ty đang thực hiện tái cấu trúc nên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tối ưu hơn trước, giảm một phần ba so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhờ tiết giảm chi phí, Coteccons lãi sau thuế quý IV/2023 hơn 69 tỷ đồng, tăng gần 3,7 lần so với quý 4/2022. Đây là mức lợi nhuận cao nhất kể từ đầu năm 2021.
Trên báo cáo tài chính của Coteccons vẫn ghi nhận sở hữu 14,4% cổ phần của Ricons, tuy nhiên công ty cũng không thuyết minh chi tiết các khoản phải trả liên quan đến Ricons.
Theo Coteccons, việc tranh chấp hợp đồng kinh tế với Ricons, liên quan đến các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khỏan phải trả (gọi tắt là công nợ) giữa hai công ty.
Nguyên nhân công nợ phát sinh bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons hoạt động cùng hệ sinh thái dưới sự điều hành của nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương.
Cụ thể, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án. Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ cũng chưa được quyết toán xong. Đây là những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa hai công ty.
Nợ xấu 1.659 tỷ đồng của Coteccons
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.