Tài chính
Rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao
Trong bối cảnh của lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt ở mức thấp 4-5%/năm, trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại là một kênh đầu tư đầy tiềm năng. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần “chọn mặt gửi vàng” để tránh những rủi ro mất tiền từ ham lãi suất cao trước đây.

Những tín hiệu hồi phục
Năm 2021 và đầu năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trải qua nhiều biến động. Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bị ảnh hưởng do tác động tiêu cực về niềm tin khi nhiều tổ chức đã phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 13-14% trước đây, song kinh doanh thua lỗ dẫn tới chậm thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn.
Trước những khó khăn đó, hàng loạt động thái hỗ trợ từ Chính phủ đã được ban hành nhằm khơi thông dòng vốn cho thị trường trái phiếu, trong đó phải kể đến quy định của Nghị định 65/2022/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Sau đó là Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại Nghị định 153 kéo dài đến hết năm nay.
Cùng với đó, việc xây dựng hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo chỉ đạo của Thủ tướng phần nào giúp tăng tính minh bạch, hạn chế rủi ro, tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư trong giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm hiện nay, đồng thời giúp các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt tiếp tục huy động được nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả từ thị trường trái phiếu này, giảm áp lực cho tín dụng ngân hàng.
Những giải pháp hỗ trợ bước đầu đã giúp thị trường trái phiếu có dấu hiệu hồi phục. Nếu giai đoạn đầu năm 2023, thị trường gần như vắng bóng các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng thì đến tháng 3 đã có 2 đợt phát hành.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là gần 132,4 ngàn tỷ đồng. Trong đó gồm 17 đợt phát hành công chúng trị giá 16,5 ngàn tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng giá trị phát hành; và 101 đợt phát hành riêng lẻ trị giá gầm 116 ngàn tỷ đồng, chiếm 87,6%.
Trái phiếu là kênh đầu tư hấp dẫn, nếu chọn sản phẩm an toàn
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian tới, thị trường trái phiếu sẽ dần trở thành thị trường hợp lệ và an toàn hơn, bền vững hơn, từ đó đem lại cơ hội để nền kinh tế có nguồn huy động vốn tốt hơn.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, dù thị trường chứng khoán nhìn từ đầu năm đã có bước tăng điểm đáng kể, tuy nhiên mức độ biến động mạnh cổ phiếu trên sàn thường khiến nhà đầu tư đối mặt thua lỗ nên mua bán sai nhịp. Ở khía cạnh này, so với cổ phiếu, trái phiếu mang tính bảo toàn vốn cao hơn vì ít chịu ảnh hưởng bởi sự lên xuống giá như cổ phiếu. Chưa kể lợi nhuận khi đầu tư cũng ổn định và được trả định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng/lần).
Ngoài ra, với xu hướng lãi suất tiền gửi đang lùi về mức rất thấp chỉ 4-5%/năm, đầu tư trái phiếu cũng đảm bảo có lợi nhuận tốt hơn so với kênh tiết kiệm.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn hiện nay sẽ không còn dễ dàng như thời điểm trước 2021. Nhà đầu tư phải cân nhắc, chọn lọc kỹ càng các tổ chức phát hành minh bạch, chiến lược kinh doanh ổn định, thậm chí lựa chọn tổ chức phân phối uy tín cao trên thị trường.
Không nên ham lãi suất cao để “tiền mất, tật mang”
Đại diện Công ty Chứng khoán kỹ thương (TCBS) tư vấn, những tổ chức phát hành có mức độ xếp hạng tín nhiệm cao hơn sẽ an toàn hơn cho nhà đầu tư. Lãi suất từ những tổ chức phát hành này có thể thấp hơn từ 0,5-1% so với các tổ chức phát hành có mức tín nhiệm thấp, nhưng sẽ là phương án an toàn cho nhà đầu tư tham gia nắm giữ.
Được biết, TCBS cho đến nay là đơn vị duy nhất đảm bảo 100% trái phiếu do tổ chức này phân phối được thanh toán lãi và gốc đúng hạn cho nhà đầu tư trong năm 2022, 2023. Theo đó, trong năm 2022, khoảng 75.000 tỷ đồng tiền trái tức và gốc đến hạn ứng với trên 500 mã trái phiếu đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Từ đầu năm 2023, TCBS đã thực hiện thanh toán 92.300 tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.
Trong quý 2/2023, doanh số phân phối trái phiếu bán lẻ của TCBS - công ty con của Techcombank tăng 63% so với quý liền kề trước đó.

Đáng chú ý, các trái phiếu được TCBS lựa chọn phân phối có loại trái phiếu được Techcombank bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Ngân hàng sẽ thực hiện trả gốc, lãi trái phiếu cho trái chủ trong trường hợp tổ chức phát hành không thực hiện được nghĩa vụ này đúng hạn. Trái chủ được hoàn toàn bảo vệ trong việc nhận đầy đủ tiền gốc và lãi của mình khi trái phiếu đáo hạn. Đây chính là hình thức đảm bảo uy tín nhất và tốt nhất hiện nay cho nhà đầu tư.
TCBS cũng triển khai sản phẩm đầu tư linh hoạt dành cho khách hàng có nhu cầu dòng tiền linh động. Theo đó, nhà đầu tư có thể tùy chọn giữ dài lâu đến đáo hạn hoặc có thể dễ dàng giao dịch với nhà đầu tư khác khác trên nền tảng thỏa thuận trái phiếu iConnect của TCInvest.
Hiện tại hệ thống iConnect đang có 77.500 khách hàng tham gia, 973.000 lượt giao dịch, 14.000 lượt truy cập iConnect trung bình hàng ngày, 14.700 tỷ đồng khối lượng trái phiếu giao dịch từ đầu năm năm 2023.
Đối với nhà đầu tư có kế hoạch tài chính định sẵn, có thể chọn lựa kỳ hạn đầu tư từ 3 đến 12 tháng với lãi suất đầu tư cố định. Loại sản phẩm này là loại hình đầu tư ổn định nhất trong các nhóm sản phẩm trái phiếu.
“Chỉ trái phiếu nằm trong khẩu vị rủi ro của Techcombank mới được chào bán cho nhà đầu tư, và chỉ có tổ chức phát hành nào nằm trong danh sách tổ chức phát hành mà Techcombank quản lý và duy trì quan hệ mới được dùng cho bán lẻ. Đặc biệt, trái phiếu chào bán đến khách hàng được thẩm định, sàng lọc, theo dõi và quản trị rủi ro chặt chẽ theo quy trình đầu tư trái phiếu của Techcombank”, đại diện TCBS cho biết.
Hiện nay, TCBS đang phân phối chủ yếu các trái phiếu thuộc nhóm Vingroup (VIC, VHM, VRE...) và Masan Group (MSN, MML, MSR, NPM...). Đây đều là các tổ chức phát hành tạo dựng được uy tín trên thị trường và đồng thời chưa có bất kỳ rủi ro nào thanh toán xảy ra trong quá khứ.
TCBS cho đến nay là đơn vị duy nhất đảm bảo 100% trái phiếu do tổ chức này phân phối được thanh toán lãi và gốc đúng hạn cho nhà đầu tư trong năm 2022, 2023.
Theo đó, trong năm 2022, khoảng 75.000 tỷ đồng tiền trái tức và gốc đến hạn ứng với trên 500 mã trái phiếu đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn . Từ đầu năm 2023, TCBS đã thực hiện thanh toán 92.300 tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.
TCBS huy động thêm 118 triệu USD vốn vay tín chấp nước ngoài
TCBS huy động thêm 118 triệu USD vốn vay tín chấp nước ngoài
Nguồn vốn mới sẽ giúp TCBS đẩy mạnh tiến độ đầu tư vào hạ tầng và nền tảng công nghệ tiên tiến theo chiến lược Wealthtech đến năm 2025.
500 mã trái phiếu do TCBS tư vấn thanh toán đúng hạn
Từ đầu năm 2022 đến nay, gần 500 mã trái phiếu do Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) tư vấn phát hành được thanh toán gốc và lãi hơn 113.000 tỷ đồng
Động lực tăng trưởng mới của TCBS
TCBS tăng vốn được kỳ vọng là tín hiệu tích cực cho động lực tăng trưởng, đồng thời thể hiện tham vọng chiến lược là chiếm lĩnh và duy trì vị thế tiên phong về Wealthtech và hướng đến triển khai mô hình miễn phí giao dịch ZeroFee cho khách hàng.
TCBS tăng vốn thêm hơn 10.000 tỷ đồng
Ngày 23/11, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã thông báo về kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá hơn 10.000 tỷ đồng theo đúng lộ trình chiến lược 5 năm 2021-2025, nhằm tăng vốn chủ sở hữu để giữ vững vị thế dẫn đầu ở các mảng kinh doanh cốt lõi.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
Techcombank dự chi hơn 7.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
Kết quả kinh doanh khả quan giúp Techcombank duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn.
Gói tín dụng 500.000 tỷ: Ngân hàng chờ cơ chế riêng để giải ngân
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho hạ tầng, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhưng ngân hàng vẫn chờ cơ chế giải ngân đặc thù.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.