Tài chính
Rủi ro nợ xấu sẽ phân hóa ngành ngân hàng
SSI Research duy trì quan điểm cẩn trọng về rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng yếu kém hay các ngân hàng có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng. Trong khi đó, các ngân hàng mạnh hơn như Vietcombank, ACB, MB, VietinBank hay Techcombank có thể bứt phá nhờ đủ năng lực để xử lý rủi ro nợ xấu.
Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới đây, SSI Research cho rằng chất lượng tín dụng sẽ là tâm điểm phân hóa ngân hàng tốt, ngân hàng xấu trong năm 2022.
Theo Thông tư 16/2021 kể từ ngày 15/1/2022, các ngân hàng không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại các khoản vay có vấn đề/quá hạn. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các công ty trong việc thay thế các khoản nợ xấu bằng trái phiếu mới phát hành.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu nợ theo Thông tư 14 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2022, sau đó số liệu nợ xấu thực sự sẽ được hé lộ tại các ngân hàng. Do tác động mạnh của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam và 2 thời hạn quan trọng này, SSI Research duy trì quan điểm cẩn trọng về rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng yếu kém hay các ngân hàng có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng.
Nhóm phân tích không loại trừ khả năng Thông tư 14 có thể tiếp tục được gia hạn. Đối với các nước trong khu vực, thời hạn tái cơ cấu nợ thường kết thúc vào cuối năm 2022. Mặc dù vậy, dù Thông tư 14 có được gia hạn hay không, nhóm phân tích tin rằng các ngân hàng mạnh hơn như Vietcombank, ACB, MB, VietinBank hay Techcombank có đủ năng lực để xử lý rủi ro nợ xấu.
Quan điểm của SSI Research được dựa trên sự khác biệt rõ rệt về số liệu tài sản có vấn đề. Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam nghiêm trọng hơn những đợt trước do năng lực tài chính của người vay yếu hơn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu được công bố, VAMC và các khoản cho vay tái cơ cấu chiếm 7,3% tổng dư nợ vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, ước tính tại các ngân hàng có năng lực mạnh mà SSI Research nghiên cứu, con số này giao động khoảng 3,5% đến 4% vào cuối năm. Có 7 trong số 14 ngân hàng được nghiên cứu có con số này dưới 3%.
Điều này cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong hồ sơ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trong phạm vi nghiên cứu so với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ còn lại.
Mặt khác, các ngân hàng mạnh đã xây dựng một bộ đệm rủi ro đủ lớn trong 2 năm qua. Tại thời điểm cuối quý 3/2021, tỷ lệ trích lập dự phòng tại các ngân hàng nghiên cứu là 125%, cao hơn gấp đôi so với 13 ngân hàng niêm yết còn lại (62%). Nếu tính đến trái phiếu VAMC, tỷ lệ này có sự phân hóa lớn hơn, là 98% so với 36%.
Tổng trích lập dự phòng của các ngân hàng nghiên cứu chiếm 67,2% tổng số nợ xấu và các khoản cho vay tái cơ cấu. Con số này cao hơn ở Vietcombank (133%), ACB (101%), MB (91%), VietinBank (75%) và Techcombank (73%).
Điểm nổi bật nữa đó là cơ cấu vốn đã dần được cải thiện tại các ngân hàng hàng đầu. Hầu hết các ngân hàng được SSI Research nghiên cứu đã tuân thủ Basel II, và một số ngân hàng đang theo đuổi Basel III. Ngoại trừ VietinBank và BIDV, tất cả các ngân hàng được nghiên cứu đều có hệ số an toàn vốn (CAR) trên 10%.
Trong năm 2022, SSI Research kỳ vọng vấn đề vốn hóa của BIDV sẽ được giải quyết một phần thông qua đợt phát hành riêng lẻ sắp tới. Đồng thời, cũng kỳ vọng VietinBank sẽ có sự cải thiện từ số tiền thu được từ thương vụ bancassurance độc quyền, cũng như việc thoái vốn tại một số công ty con.
SSI Research cho rằng tỷ lệ thu hồi các khoản cho vay tái cơ cấu sẽ đi theo sự phục hồi của nền kinh tế. Nếu mọi thứ xảy ra theo kịch bản cơ sở, trong đó việc mở cửa lại hoàn toàn sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2022 mà không có thêm bất kỳ đợt giãn cách nghiêm ngặt nào, nhóm phân tích kỳ vọng vào sự hồi phục hợp lý của các khoản vay tái cơ cấu.
Tỷ trọng các khoản cho vay bán lẻ trong tổng dư nợ tái cơ cấu dao động từ 1 - 96% đối với các ngân hàng được nghiên cứu. SSI Research hiểu rằng điều này có nghĩa là tỷ lệ % càng cao, tỷ lệ phục hồi càng tốt.
Song, đối với cơ cấu ngành, ngành du lịch và hàng không (chiếm 2,1% tổng dư nợ) có thể mất nhiều thời gian hơn để trở lại trạng thái thanh toán bình thường.
Cuối cùng, rủi ro giảm giá trị tài sản thế chấp dự báo sẽ chưa cao trong năm 2022. Giá nhà sụt giảm sẽ là rủi ro chính cần theo dõi trong trung hạn vì khoảng 60% tài sản thế chấp tại các ngân hàng là bất động sản.
Tuy nhiên, nhóm phân tích kỳ vọng thị trường nhà ở sẽ vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng trong 2022 do lãi suất cho vay mua nhà vẫn ở mức thuận lợi. Theo đó, giá nhà và đất được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
Tỷ lệ tài sản đảm bảo là nhà ở trên tổng tín dụng dao động từ 85% đến 188% tại các ngân hàng được nghiên cứu. Đứng đầu danh sách gồm có ACB (188%), Vietinbank (168%) và Sacombank (166%).
Sức phục hồi không đồng đều của các ngân hàng sau đại dịch
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.