Rủi ro tài chính khi các dự án điện gió trên bờ 'lỡ hẹn' giá FIT

Hoài An Thứ sáu, 10/09/2021 - 12:16

Nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió trên bờ và các địa phương sẽ thiệt hại lớn về tài chính nếu những khó khăn đang phải đối mặt vì Covid-19 không được giải quyết.

Dịch Covid-19 ‘cản bước’ các dự án điện gió

Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) trong tài liệu mới nhất nhận định các dự án điện gió trên bờ tại Việt Nam không thể tránh khỏi chậm trễ tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng rộng rãi.

Thứ nhất, Covid-19 hạn chế di chuyển và khả năng tham gia làm việc của lao động địa phương.

Từ tháng 7/2021, Chỉ thị 16 đã được triển khai tại 19 tỉnh thành phía Nam. TP.HCM và một số tỉnh phía Nam khác thậm chí còn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn so với quy định của Chỉ thị 16.

GWEC phân tích cho biết các biện pháp giãn cách xã hội và giới hạn di chuyển này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới gần 2.800MW dự án điện gió đang trong giai đoạn triển khai trên khắp khu vực miền Nam.

Con số thực tế về số lượng công suất điện gió chịu ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch chặt chẽ còn lớn hơn nhiều, do chính quyền các tỉnh khác, như Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Bình, cũng ra quyết định áp dụng Chỉ thị 16.

Như vậy, hầu hết địa phương có các dự án điện gió trên bờ quy mô lớn đang trong thời kỳ giãn cách xã hội nghiêm ngặt và hạn chế di chuyển nội tỉnh và/ hoặc liên tỉnh.

Cho tới tháng 9/2021, các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt vẫn đang được tiến hành, một số khu vực thậm chí phải áp dụng quy định “ai ở đâu ở yên đó”, gây ra nhiều hạn chế đối với vấn đề di chuyển và nhân công.

Thứ hai, dịch bệnh bùng phát đã hạn chế di chuyển và khả năng tham gia dự án của các chuyên gia nước ngoài.

Các dự án cho biết gặp nhiều khó khăn trong việc đưa chuyên gia nước ngoài tới làm việc tại công trường dự án do thủ tục và thời gian cách ly kéo dài, cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt đối với thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Một số dự án cho hay thời gian đưa chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại một công trường và di chuyển giữa các công trường đã tăng hơn gấp đôi, từ 8 tháng lên đến 18 tháng.

Bên cạnh việc thời gian đưa chuyên gia nước ngoài tới công trường dự án đã tăng đáng kể, quy trình cấp thị thực đã không được điều chỉnh kịp thời để tháo gỡ khó khăn này.

Một số công ty phát triển điện gió đã báo cáo rằng, sau khi chuyên gia nước ngoài hoàn thành cách ly theo thời gian quy định, thị thực của họ chỉ còn hiệu lực từ 1 – 2 tháng, do đó không đủ thời gian để hoàn thành công việc được giao.

Trong thời gian gần đây, một số công ty điện gió cũng cho hay chuyên gia và người lao động kỹ thuật nước ngoài đã từ chối di chuyển vào làm việc tại dự án để tránh những rắc rối do biện pháp hạn chế di chuyển, thủ tục hành chính kéo dài, và để tránh nhiễm Covid-19 trong khi Việt Nam đang phải trải qua đợt bùng phát nghiêm trọng.

Nguy cơ đầu tư rút khỏi Việt Nam khi loạt dự án điện gió trên bờ ‘lỡ hẹn’ giá FIT
Covid-19 khiến việc vận chuyển, đi lại khó khăn, đẩy hàng loạt dự án điện gió vào tình trạng chậm tiến độ.

Thứ ba, gián đoạn trong sản xuất và cung ứng đơn hàng đã góp phần làm chậm tiến độ các dự án điện gió.

Theo báo cáo của nhiều doanh nghiệp trong ngành, ngành điện gió đã gặp phải vấn đề về đứt gãy chuỗi cung ứng đối với một số vật liệu xây dựng quan trọng như sắt, thép, nguyên liệu, cát, đá dăm và xi măng.

Việc vận chuyển tuabin gió – những trang thiết bị không thể thiếu và thường được nhập khẩu – cũng bị đình trệ, kéo dài hàng tháng. Do các nhà sản xuất nước ngoài giảm công suất do dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, những dự án điện gió cũng vì thế bị chậm trễ theo.

Chậm tiến độ nhập khẩu thiết bị do gián đoạn trong vận tải quốc tế, và đình trệ trong quá trình thông quan, cũng như gián đoạn trong vận tải nội địa đã làm tăng độ trễ trong triển khai các dự án điện gió.

Hệ quả lớn khi các dự án điện gió trên bờ lỡ thời hạn giá FIT

Theo GWEC, tính tới hết tháng 8/2021, ước tính có tới 4.000MW dự án điện gió trên bờ tại Việt Nam, tương đương hơn 70% công suất lắp đặt của các dự án đã đăng ký nối lưới nguy cơ cao không kịp vận hành thương mại (COD) trước tháng 11/2021 để có thể hướng cơ chế giá điện cố định (FIT).

Theo những tính toán chuyên môn dựa trên giá trị trung bình của quốc tế và Việt Nam, rủi ro tài chính của các dự án trên bờ lỡ hẹn trên ương đương với 6,7 tỷ USD vốn đầu tư, và đây là một khoản đầu tư rất quan trọng đối với chính quyền và người dân địa phương.

Khoản này bao gồm 6,51 tỷ USD chi phí tài sản cố định và 151 triệu USD chi phí vận hành trong 25 năm vòng đời của các dự án điện gió.

Không chỉ có nguồn đầu tư bị ảnh hưởng, thị trường việc làm nội địa cũng sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề nếu các dự án điện gió trên bờ không đi vào hoạt động.

GWEC tính toán cho biết trong suốt 25 năm vòng đời dự án, 4.000MW điện gió trên bờ có thể tạo ra gần 21.000 việc làm, phần lớn dành cho lao động trong nước, phân bổ trên cả chuỗi giá trị, bao gồm phát triển dự án, vận tải, xây lắp và vận hành, bảo dưỡng.

Như vậy, địa phương cũng sẽ chịu thiệt hại đáng kể về nguồn thu thuế cho ngân sách cũng như bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào lĩnh vực cung cấp điện sạch trong tương lai.

Ở phương diện gián tiếp, nếu những khó khăn ngành điện gió phải đối mặt trong bối cảnh Covid-19 không được giải quyết, GWEC nhận định sẽ khó tránh khỏi việc các nhà đầu tư và công ty phát triển dự án dần rút khỏi thị trường Việt Nam.

Đối mặt với những rủi ro và chưa có định hướng rõ ràng trong tương lai gần, nếu không nhận được sự hỗ trợ cần thiết, các nhà phát triển dự án sẽ có xu hướng đánh giá lại tính khả thi của dự án và so sánh lợi ích kinh tế với các rủi ro trước mắt.

Những yếu tố khó đoán định của đại dịch, cùng với môi trường đầu tư không thuận lợi sẽ làm tăng rủi ro của ngành điện gió và giảm lòng tin của các nhà đầu tư. 

Điện gió trước ngưỡng cửa giá FIT

Điện gió trước ngưỡng cửa giá FIT

Tiêu điểm -  3 năm
Phương án tài chính, thu hồi vốn, cũng như trả nợ tại nhiều dự án điện gió có nguy cơ phá sản nếu lỡ thời hạn hưởng giá FIT (kịp vận hành thương mại trước 31/10/2021).
Điện gió trước ngưỡng cửa giá FIT

Điện gió trước ngưỡng cửa giá FIT

Tiêu điểm -  3 năm
Phương án tài chính, thu hồi vốn, cũng như trả nợ tại nhiều dự án điện gió có nguy cơ phá sản nếu lỡ thời hạn hưởng giá FIT (kịp vận hành thương mại trước 31/10/2021).
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  11 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  36 phút

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  6 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  7 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  7 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  10 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Đọc nhiều