Sẵn sàng đánh thuế thương mại điện tử tại các quốc gia Đông Nam Á
Đức Anh
Thứ hai, 22/01/2018 - 12:59
Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đang sẵn sàng để đưa ra các loại thuế đánh vào thương mại điện tử nhằm tăng nguồn thu từ một trong những động lực phát triển mạnh mẽ nhất của nền kinh tế.
Việc đánh thuế thương mại điện tử sẽ khiến nhiều ông lớn trong ngành phải tính toán lại việc kinh doanh. Ảnh: LinkedIn
Hiện Singapore, Thái Lan và Malaysia là ba quốc gia có kế hoạch đưa ra các loại thuế đánh vào thương mại điện tử.
Việc đánh thuế vào bán hàng trực tuyến đã được thực hiện tại châu Âu và Mỹ để tạo ra một sân chơi bình đằng cho cả những người bán hàng truyền thống.
Ông Steven Sieker, người đứng đầu nhóm thuế khu vực châu Á Thái Binh Dương của Baker McKenzie cho biết, hiện các công ty tại Đông Nam Á đang chịu các mức thuế khác nhau tùy theo chế độ thuế thương mại điện tử của các nước và thậm chí là không phải chịu thuế tại một số nước.
Môi trường pháp lý đa dạng nhưng lại thiếu chắc chắn của khu vực Đông Nam Á vẫn là một thách thức lớn đối với các công ty thương mại điện tử tại đây.
Ông Indranee Rajah, Bộ trưởng cao cấp về luật pháp và tài chính của Singapore, đánh giá rằng, 20 năm sau, cách mọi người mua hàng sẽ rất khác biệt so với hiện tại và các nền tảng trực tuyến vẫn sẽ được duy trì. Do vậy, nếu không tính các nền tảng này trong một phần của chế độ thuế sẽ tạo ra rất nhiều lỗ hổng.
Hiện Singapore là một trong những quốc gia đi đầu về thương mại điện tử tại Đông Nam Á và là cái nôi của Lazada, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất khu vực.
Trước những thay đổi về chế độ thuế, Lazada đã được mời cung cấp những phản hồi và góp ý nhằm giúp các sáng kiến trở nên hiệu quả và công bằng cho những người tiêu dùng Singapore và những người bán hàng trực tuyến và truyền thống.
Không chỉ Singapore mà Malaysia cũng có kế hoạch tương tự. Tổng cục Hải quan Malaysia cho biết, quốc gia này đang sửa đổi một số luật về thuế, đặc biệt là đối với thuế đánh vào các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ kỹ thuật số tại Malaysia.
Vấn đề thuế liên quan đến bán lẻ trực tuyến đang ngày càng được thắt chặt trên quy mô thế giới. Các trang thương mại điện tử có trụ sở tại Liên minh châu Âu cũng phải chịu thuế giá trị gia tăng tương tự như các nhà bán hàng truyền thống.
Các công ty tại Mỹ trước đây chỉ phải chịu thuế nếu như họ có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường diễn ra việc mua hàng như việc hiện diện pháp nhân. Tuy nhiên, hiện các bang đã thắt chặt lại quy tắc này và buộc các công ty phải thay đổi.
Cổng thương mại điện tử tại 7 thị trường khu vực Đông Nam Á iPrice vừa công bố kết quả nghiên cứu, khảo sát về bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017. Ba doanh nghiệp thương mại điện tử có lượt truy cập vào website cao nhất tại Việt Nam là Lazada, Thế Giới Di Động và Sendo.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.