Sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong năm 2020

An Chi Thứ bảy, 26/02/2022 - 07:24

Dù hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận lãi hơn 4.700 tỷ đồng nhưng riêng sản xuất kinh doanh điện lại lỗ trên 1.307 tỷ đồng trong năm 2020.

Bộ Công thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN là 396.199 tỷ đồng, bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Sản lượng điện năng giao nhận là 231,54 tỷ kWh và sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 216,95 tỷ kWh.

Như vậy, giá thành sản xuất kinh doanh điện theo sản lượng điện thương phẩm là 1.826,22 đồng/kWh, giảm 1,22% so với năm 2019. Đây là mức giảm được ghi nhận sau nhiều năm giá thành sản xuất tăng, tạo áp lực lên giá bán lẻ điện. 

Doanh thu bán điện thương phẩm của EVN đạt trên 394.892 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân năm 2020 là 1.820,20 đồng/kWh, giảm 1,68% so với năm 2019.

EVN lý giải việc tiền điện tăng đột biến trong tháng 3/2020

Theo Bộ Công thương giá bán điện thương phẩm bình quân năm 2020 giảm là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã làm thay đổi cơ cấu tỷ trọng phụ tải của các nhóm khách hàng sử dụng điện. 

Cụ thể, nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ có giá bán điện cao nhưng sản lượng điện với tỉ trọng thấp, các khách hàng thuộc thành phần thương nghiệp - dịch vụ cũng có sản lượng giảm sâu. Ngoài ra, EVN còn thực hiện 2 đợt giảm giá điện, giảm tiền điện để hỗ trợ các khách hàng với tổng số tiền khoảng 12.300 tỷ đồng.

Báo cáo của Bộ Công thương cũng cho thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN lỗ 1.307 tỷ đồng, nhưng các hoạt động kinh doanh khác của EVN lại lãi tới trên 6.049 tỷ đồng.

Các khoản này bao gồm tiền bán công suất phản kháng; thu nhập từ hoạt động tài chính, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng. Nhờ vậy, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN lãi 4.742 tỷ đồng.

Cũng theo Bộ Công thương, ngoài các khoản chênh lệch tỉ giá đã hạch toán là hơn 5.030 tỷ đồng thì còn khoản tiền lên tới hơn 7.582 tỷ đồng chưa được hạch toán vào giá thành. 

Các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2020 bao gồm: Phần còn lại khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện năm 2019 với số tiền khoảng 3.015 tỷ đồng và khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện phát sinh năm 2020 với số tiền khoảng 4.567 tỷ đồng.

Các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện đã hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2020 bao gồm: Chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện của năm 2018 với số tiền khoảng 3.630 tỷ đồng; một phần khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện năm 2019 với số tiền khoảng 1.400 tỷ đồng.

Theo Bộ Công thương, trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh, Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN đã căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2020 đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện (kiểm tra chọn mẫu); tài liệu do các đơn vị được kiểm tra cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác. Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành.

Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hoá có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện


EVN giải bài toán thiếu điện và phát triển bền vững

EVN giải bài toán thiếu điện và phát triển bền vững

Leader talk -  4 năm
Ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có cuộc trao đổi với TheLEADER xung quanh chuyện phát triển nguồn năng lượng của Việt Nam trong tương lai gần.
EVN giải bài toán thiếu điện và phát triển bền vững

EVN giải bài toán thiếu điện và phát triển bền vững

Leader talk -  4 năm
Ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có cuộc trao đổi với TheLEADER xung quanh chuyện phát triển nguồn năng lượng của Việt Nam trong tương lai gần.
Sức hút công nghiệp điện tử

Sức hút công nghiệp điện tử

Tiêu điểm -  2 năm

Theo Bộ Công thương, việc các nhà đầu tư lớn trên thế giới như Samsung, LG, Intel… tiếp tục mở rộng các dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện tử và thu hút thêm các nhà đầu tư mới cho thị trường nước nhà trong năm 2022.

Quy hoạch dự án điện bỗng lùi 10 năm, nhà đầu tư Hàn ‘kêu cứu’

Quy hoạch dự án điện bỗng lùi 10 năm, nhà đầu tư Hàn ‘kêu cứu’

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư dự án điện tại Quảng Trị, dự án có thể trở thành bất khả thi trên thực tế nếu Quy hoạch điện VIII chính thức công bố kế hoạch lùi lại sau năm 2030.

Eco Land khảo sát dự án điện gió ngoài khơi tại Hà Tĩnh

Eco Land khảo sát dự án điện gió ngoài khơi tại Hà Tĩnh

Tiêu điểm -  2 năm

Công ty CP Eco Land vừa được cho phép nghiên cứu, khảo sát dự án nhà máy điện gió biển Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 6.160ha.

Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.

HSBC, UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

HSBC, UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  19 giây

Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam được đánh giá lạc quan hơn, nhưng rủi ro còn cao.

Tránh rắc rối khi ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

Tránh rắc rối khi ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  3 phút

Cùng với những cơ hội, các doanh nghiệp đang đối mặt không ít thách thức về pháp lý và quyền riêng tư khi ứng dụng AI vào hoạt động quản trị.

Daewoo E&C dẫn lối dòng vốn ngoại vào bất động sản Thái Bình

Daewoo E&C dẫn lối dòng vốn ngoại vào bất động sản Thái Bình

Bất động sản -  16 phút

Dự án khu đô thị mới Kiến Giang, TP. Thái Bình là dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư lên đến gần 10.000 tỷ đồng.

TS. Nguyễn Đức Thuận làm tân Chủ tịch VACD

TS. Nguyễn Đức Thuận làm tân Chủ tịch VACD

Tiêu điểm -  13 giờ

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa tổ chức Đại hội lần thứ IV cho nhiệm kỳ 2024 - 2029.

The Heritage Tân Thanh: Chuẩn an cư mới, trong phố kinh doanh

The Heritage Tân Thanh: Chuẩn an cư mới, trong phố kinh doanh

Bất động sản -  14 giờ

Đang trong giai đoạn giới thiệu, nhưng The Heritage Tân Thanh đã gây chú ý giới đầu tư và môi giới nhờ vị trí đắc địa tại trung tâm huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Xuất khẩu nông sản: Thách thức vượt mốc 60 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản: Thách thức vượt mốc 60 tỷ USD

Tiêu điểm -  19 giờ

Mục tiêu xuất khẩu nông sản năm nay phụ thuộc một phần vào tốc độ khôi phục sản xuất sau bão số 3.

Khai trương siêu thị cao cấp Mena Gourmet Market

Khai trương siêu thị cao cấp Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Mena Gourmet Market nằm tại khu vực sát sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên ngày 10/10, đánh dấu bước khởi đầu cho một chuỗi siêu thị cao cấp mới.