Phát triển bền vững
Quy hoạch dự án điện bỗng lùi 10 năm, nhà đầu tư Hàn ‘kêu cứu’
Theo đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư dự án điện tại Quảng Trị, dự án có thể trở thành bất khả thi trên thực tế nếu Quy hoạch điện VIII chính thức công bố kế hoạch lùi lại sau năm 2030.
Báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2021 cho biết các công ty Hàn Quốc, trong đó có KOGAS đang quan tâm đến sản xuất điện LNG.
Đặc biệt, hiện có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, bao gồm Hanwha, KOSPO và KOGAS, đang tham gia trong dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 tại tỉnh Quảng Trị, với dự kiến sẽ bắt đầu khai thác thương mại vào giai đoạn 2026 – 2027.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tiến độ dự án vốn được phê duyệt trong quy hoạch điện trước đây thuộc giai đoạn 2026 – 2027, nay lại được chuyển sang thời hạn sau 2040 theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, buộc các nhà đầu tư và chính quyền tỉnh phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng.
“Chúng tôi rất mong chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo điều kiện để dự án có thể được thực hiện như kế hoạch ban đầu”, báo cáo từ KoCham nhấn mạnh đề nghị.
Theo phân tích từ phía nhà đầu tư Hàn Quốc, dù nằm ở vị trí khá xa so với khu vực có nhu cầu điện, dẫn đến lo ngại về chi phí truyền tải điện, dự án Hải Lăng giai đoạn 1 1.500MW có những điểm phù hợp với lợi ích phát triển của Việt Nam.
Thứ nhất, dự án tiếp tục sử dụng lưới điện quốc gia hiện có mà không cần mở rộng thêm. Theo đề án tiền khả thi do Viện Năng lượng thực hiện, dự án Hải Lăng giai đoạn 1 có thể hoạt động bình thường mà không cần mở rộng mạng lưới truyền tải điện hiện có.
Nhìn chung, tổn thất trong quá trình truyền tải điện trên lưới điện 500kV không đáng kể, với tỷ lệ khoảng 0,1% tính từ tỉnh Quảng Trị trở ra khu vực phía Bắc. Theo KoCham, đây là mức tổn thất hợp lý hoàn toàn có thể bù đắp, bởi việc triển khai hệ thống LNG có tính kinh tế và mức độ cạnh tranh tốt do điều kiện ưu việt về địa lý.
Thứ hai, vị trí tối ưu để phát triển LNG. Xét về phương diện trang thiết bị cảng biển và chi phí vận hành các tàu chở LNG cần thiết cho việc thực hiện phát triển dự án LNG, khu vực đất dành cho dự án Hải Lăng có tính kinh tế và ổn định vì đảm bảo mực nước sâu cần thiết, đảm bảo cho việc cập cảng của tàu chở LNG – đây là vị trí khá hiếm ở Việt Nam.
Ở miền Nam, hay miền Bắc, độ sâu mực nước của hầu hết các khu vực ven biển thấp, do đó cần phải tiến hành nạo vét quy mô lớn hoặc thành lập các các bến LNG nổi xây dựng các đường ống dài ngầm dưới biển để các tàu chở LNG có thể tiếp cận.
Thứ ba, năng lực của nhà đầu tư để tiến hành dự án kịp thời và đạt hiệu quả kinh tế.
Theo đó, KoCham nhấn mạnh rằng KOGAS có năng lực cung cấp LNG một cách hiệu quả về kinh tế nhất cho Việt Nam, nhờ có sức mua LNG tương đương 9% tổng quy mô giao dịch LNG toàn cầu (35 triệu tấn mỗi năm).
Trong khi đó, KOSPO có số lượng nhà máy điện LNG lớn nhất tại Hàn Quốc, vì vậy có năng lực sản xuất điện LNG, về công nghệ vận hành liên quan và năng lực đàm phán thiết bị chính.
Thứ tư, dự án đóng góp cho sự phát triển đồng đều trên toàn quốc.
Theo KoCham, dự án sẽ góp phần vào công cuộc phát triển cân bằng các tỉnh thành ở miền Trung, và tạo sức sống cho các khu liên hợp công nghiệp mới trong khu vực, như khu kinh tế Đông Nam thuộc tỉnh Quảng Trị, và khu Chân Mây Lăng Cô của Huế.
Bên cạnh đó, có thể truyền tải điện năng đến các khu vực phía Bắc hoặc phía Nam, giúp cung cấp điện ổn định trong nước.
Mặc dù sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, sản xuất điện LNG là giải pháp cầu nối tối ưu giúp đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, với phụ tải cơ bản ổn định trong quá trình tiến tới thay thế nguồn phát điện than.
Đồng thời, dự án Hải Lăng có thể tuân thủ đúng tiến độ kế hoạch của quy hoạch trước đây.
“Chúng tôi xin lưu ý rằng, nếu trong Quy hoạch điện VIII công bố kế hoạch lùi lại sau năm 2030, việc phát triển dự án có thể trở thành bất khả thi trên thực tế, ví dụ như sẽ gặp khó khăn trong phối hợp với các công ty tài chính, xây dựng và thiết bị vốn đang có ý định tham gia vào dự án Hải Lăng”, KoCham nhấn mạnh trong báo cáo.
Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 – 1.500MW là 53.668 tỷ đồng, tương đương 2,32 tỷ USD.
Trong đó, vốn góp của tổ hợp nhà đầu tư để thực hiện dự án là 13.416 tỷ đồng, (T&T Group góp 40%, mỗi nhà đầu tư Hanwha, Kospo và Kogas góp 20%).
Phần lớn dự án LNG không khả thi
Tham vọng về điện gió ngoài khơi
Orsted, công ty năng lượng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, thể hiện rõ tham vọng đầu tư lớn tại Việt Nam. Bà Yichun Xu, Giám đốc thị trường châu Á - Thái Bình Dương Tập đoàn Orsted cho rằng, mục tiêu phát triển 10GW điện gió ngoài khơi đến năm 2030 của Việt Nam hoàn toàn khả thi, thậm chí mục tiêu này có thể trở nên tham vọng hơn để cho phép các nhà đầu tư tạo ra các khoản đầu tư dài hạn hơn nữa.
Quảng Ninh khởi động nhà máy điện khí LNG hơn 2 tỷ USD
Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc, có công suất lên tới 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Kho cảng LNG đang thành món nợ nặng nề
Chi phí bị đội lên, tiến độ bị chậm trễ và tỷ lệ dừng hoạt động cao đang gây trở ngại cho lĩnh vực LNG.
Nhiệt điện khí LNG không dễ bùng nổ ở Việt Nam như điện mặt trời
Các dự án nhiệt điện khí LNG sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai hơn so với các dự án nhiệt điện than - vốn đã phải đối mặt với tình trạng chậm tiến độ triền miên, theo Viện Kinh tế Năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA).
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.