Khởi nghiệp
Sắp có thêm mạng xã hội thuần Việt mang tên VivaVietnam
Mạng xã hội VivaVietnam sử dụng công nghệ điện toán đám mây và Big Data, AI, Machine Learning để phục vụ hơn 50 triệu khách hàng.
Đầu năm 2019, VCCorp, một công ty công nghệ và nội dung số đã thành lập Công ty Mạng xã hội Viva. Theo đăng ký kinh doanh công ty này có vốn điều lệ ban đầu 69 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động chính là cổng thông tin, trừ hoạt động báo chí.
Gần đây doanh nghiệp đã tăng vốn lên 161 tỷ đồng nhưng không công bố thông tin cổ đông đi kèm. Một nguồn tin cho biết, công ty này có cổ đông là các tập đoàn lớn của Việt Nam.
Hiện tại, Công ty Mạng xã hội Viva đang phát triển mạng xã hội mang tên VivaVietnam, hoạt động tại tên miền vivavietnam.vn. Thông tin từ website này cho biết đây là mạng xã hội do người Việt phát triển và làm chủ, được xây trên nền tảng đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm.

“VivaVietnam tự tin với sức mạnh công nghệ (AI - Big Data - Cloud) và khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất đến cho mọi người sử dụng. Công nghệ điện toán đám mây và Big Data, AI, Machine Learning là yếu tố quyết định để VivaVietnam phục vụ hơn 50 triệu khách hàng internet và mobile và cạnh tranh thành công trong lĩnh vực của mình”, website này trình bày nhưng không cho biết thời gian ra mắt.
Tuần trước, một mạng xã hội của Việt Nam mới ra mắt là Gapo, do công ty Công nghệ Gapo phát triển. Đây là mạng xã hội dành cho giới trẻ, với đặc điểm tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Những tính năng cơ bản của Gapo là cho phép người dùng kết bạn, giao lưu và trò chuyện trực tuyến. Ngoài ra, người dùng Gapo có thể tương tác với nhau thông qua những tính năng đăng bài, bình luận, chia sẻ và bộc lộ cảm xúc.
Bên cạnh đó, Gapo cũng có tính năng lọc từ khóa tự động, kiểm duyệt, lọc tin xấu. Trong tương lai, Gapo cho biết sẽ dùng công nghệ AI và Machine Learning để tự động kiểm duyệt cả văn bản, video và hình ảnh.
Chỉ được xây dựng trong vòng 3 tháng, mạng xã hội này hướng đến mục tiêu 3 triệu người dùng vào đầu năm sau. Đáng chú ý Gapo cũng công bố nhận được cam kết đầu tư 500 tỷ đồng để đầu tư vào giai đoạn 1 của dự án, mục tiêu đạt 50 triệu người dùng vào năm 2021.
Số mạng xã hội ở Việt Nam được cấp phép nở rộ trong vài năm qua nhưng không có mạng xã hội phát triển và đạt lượng người dùng đủ lớn để cạnh tranh với facebook. Theo một công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017, từ năm 2015 đến tháng 3/2017 có 265 mạng xã hội được cấp phép trong đủ các lĩnh vực khác nhau.
Gần đây trong một sự kiện với các doanh nghiệp công nghệ phía Nam, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý: Tại sao không nghĩ đến việc tạo ra mạng xã hội mới thay Facebook vì triết lý của Facebook giờ không còn phù hợp với thế giới nữa.
Ông phân tích rằng, người dùng mạng xã hội phải được quyết định luật chơi và giá trị tạo ra phải được chia sẻ, đồng thời mạng xã hội phải tuân thủ luật pháp địa phương.
Tuân thủ các quy định và pháp luật địa phương là vấn đề mà Facebook và Youtube đang đối mặt tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, các nền tảng này có doanh thu hàng trăm triệu USD, chiếm hơn 90% doanh thu quảng cáo trực tuyến tại thị trường Việt Nam nhưng chưa tuân thủ đúng các quy định về thuế, thanh toán.
Việt Nam hiện có khoảng 58 triệu người dùng facebook, trong tổng số 3,3 tỷ người trên toàn thế giới.
Mạng xã hội Gapo của Việt Nam được cam kết đầu tư 500 tỷ đồng trong ngày ra mắt
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.