Sẽ có gói hỗ trợ lao động quay lại thành phố làm việc

Nhật Hạ Thứ năm, 11/11/2021 - 18:20

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Lao động, thương binh và xã hội xem xét có gói hỗ trợ người lao động quay lại thành phố làm việc, nhất là lao động nghèo, như nhiều nước trong khu vực nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên chất vấn ngày 11/11. Ảnh: Đình Nam.

Trăn trở về vấn đề người lao động từ một số địa bàn, chủ yếu từ khu vực Đông Nam Bộ di chuyển về các tỉnh, thành phố, tại phiên chất vấn ngày 11/11, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần giải quyết vấn đề trước mắt là làm sao để kéo người lao động quay lại thành phố làm việc sau khi đã về quê, vừa để phục hồi sản xuất, vừa đảm bảo quyền lợi.

Qua đợt dịch này, thị trường lao động bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó có những việc đã đề cập từ trước đây như nhà ở công nhân, công trình phúc lợi, đổi mới đào tạo nghề...

Do đó, ông Đam cho biết, tới đây Chính phủ sẽ bàn và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề này.

Ông phân tích, cần nhìn kỹ lại số lượng 1,3 triệu người di chuyển về quê gồm những diện nào.

Về 1,3 triệu người di chuyển về quê sau khi hết giãn cách, ông Đam cho rằng lực lượng lao động này thuộc 4 diện.

Thứ nhất, nhóm lao động có hợp đồng chính quy tương đối ổn định và dài hạn, làm việc ở các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất. Về cơ bản số này vẫn được các doanh nghiệp trả một phần lương nên sẽ quay lại; số chưa quay lại là do họ muốn dịch chuyển lao động.

Thứ hai là người làm ở xí nghiệp nhỏ, công trường, không có thời hạn và thời vụ, không có cam kết dài hạn nên không biết khi nào quay lại.

Thứ ba là nhóm lao động tự do, ở miền Nam, đặc biệt ở TP.HCM rất lớn.

Thứ tư là những người đi theo lao động để làm các công việc như trông con, trông cháu.

Theo ông Đam, hiện có những vấn đề lớn cần giải quyết, trước hết là phải kiểm soát dịch cho tốt vì tâm lý người lao động sợ nhất khi quay lại thành phố mà dịch bùng phát lại sẽ phong tỏa như cũ, rồi ốm đau, mất mát, đói khổ... Đồng thời, phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học vì đa phần công nhân có con nhỏ ở cấp mẫu giáo và phổ thông.

Về lâu dài, các doanh nghiệp cần có cam kết hoặc chính quyền địa phương hỗ trợ, để nếu dịch bùng phát thì sẽ trả một phần lương cho người lao động. Những việc này các địa phương đang từng bước giải quyết.

Trung ương cũng cần rà soát lại quy định chống dịch, đảm bảo an toàn và linh hoạt, nhất là xét nghiệm, xử trí F1, F0 trong doanh nghiệp.

Phó thủ tướng cho rằng, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia cũng có tình trạng thiếu hụt lao động như Việt Nam, có nước còn phải tính mở cửa cho lao động nước ngoài vào.

Bên cạnh đó, các nước đều có gói hỗ trợ đặc biệt để người lao động quay lại làm việc. Vì vậy, ông đã đề nghị Bộ Lao động, thương binh và xã hội xem xét cùng các địa phương có gói hỗ trợ người lao động quay lại thành phố làm việc, nhất là lao động nghèo.

Thời gian qua, trước sức ép của tăng trưởng, của công nghiệp, một số lượng rất lớn người lao động đã tập trung về các vùng công nghiệp lớn, hình thành những khu nhà ở công nhân có mật độ đậm đặc. Khi dịch xảy ra, những khu ký túc xá xây đúng theo định hướng mới thì chống dịch thuận lợi, còn những khu nhà trọ dân sinh thì vô cùng phức tạp.

“Một căn phòng trọ khoảng trên dưới 10m2, thường là có 2 người thuê chung hoặc 2 vợ chồng với 1 đứa con, thậm chí 2 đứa con, kèm thêm một bà mẹ lên trông cháu”, ông Đam dẫn chứng và nhấn mạnh phải có sự thay đổi, điều chỉnh chiến lược thu hút lao động, thu hút đầu tư nước ngoài theo định hướng đã có là "từ bỏ lợi thế lao động giá rẻ hướng tới giá trị gia tăng cao".

“Nếu có sự chuẩn bị đúng thì chúng ta vẫn giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, vừa dịch chuyển được cơ cấu lao động”, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Giải pháp để lấp khoảng trống việc làm sau Covid-19

Giải pháp để lấp khoảng trống việc làm sau Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Để bù đắp lực lượng lao động gián đoạn này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần thực hiện cả ba giải pháp căn bản gồm giữ chân lao động, thu hút lao động quay trở lại và điều tiết lao động.
Giải pháp để lấp khoảng trống việc làm sau Covid-19

Giải pháp để lấp khoảng trống việc làm sau Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Để bù đắp lực lượng lao động gián đoạn này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần thực hiện cả ba giải pháp căn bản gồm giữ chân lao động, thu hút lao động quay trở lại và điều tiết lao động.
Cảnh báo về di chứng lâu dài của Covid-19 lên thị trường lao động

Cảnh báo về di chứng lâu dài của Covid-19 lên thị trường lao động

Tiêu điểm -  3 năm

Sau giai đoạn giãn cách vừa qua, lực lượng lao động bị sang chấn tinh thần là điều chưa từng xảy ra và sẽ để lại di chứng lâu dài, cần nhiều thời gian để khắc phục, đại biểu Quốc hội cảnh báo và cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến người lao động.

Phát triển nhà ở cho người lao động thu nhập thấp nhìn từ bão Covid

Phát triển nhà ở cho người lao động thu nhập thấp nhìn từ bão Covid

Bất động sản -  3 năm

Đại dịch Covid-19 chính là thời điểm mang tính bước ngoặt để có những quyết sách quan trọng trong quy hoạch thành phố, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho cộng đồng người lao động thu nhập thấp trước những bất ổn của tương lai.

Để bảo hiểm xã hội hấp dẫn hơn đối với người lao động

Để bảo hiểm xã hội hấp dẫn hơn đối với người lao động

Tiêu điểm -  3 năm

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ các điểm nghẽn của chính sách bảo hiểm xã hội là rất cần thiết nhằm giúp thị trường bảo hiểm hấp hẫn hơn đối với người lao động và phát triển nhanh, bền vững hơn.

Chuyển biến tích cực tại thị trường lao động TP.HCM hậu giãn cách

Chuyển biến tích cực tại thị trường lao động TP.HCM hậu giãn cách

Tiêu điểm -  3 năm

Nhu cầu nhân lực quý cuối năm tại TP.HCM sẽ chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại, dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ cũng như công nghệ thông tin.

Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  54 phút

Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.

LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái

LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  4 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  5 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  6 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Đọc nhiều