Tiêu điểm
Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đang giành nhau miếng bánh 2,8 tỷ USD
Còn từ nay đến 2025, quy mô ngành thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá sẽ đạt 15 tỷ USD, với mức tăng trưởng 43% mỗi năm, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.
2018 đánh dấu thêm một năm đại thành công cho các công ty thương mại điện tử Việt Nam. Trong khi Shopee và Lazada liên tục phá kỷ lục về doanh số sau các đợt khuyến mãi thì Tiki và Sendo cũng nhận được những khoảng đầu tư giá trị, mở đường cho các kế hoạch phát triển.
Không những vậy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng có những bước tiến lớn, chứng tỏ được quy mô của mình khi đặt lên bàn cân so sánh với các nước trong khu vực, theo một báo cáo thị trường do iPrice Group mới công bố.
Thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á
Trong báo cáo, iPrice tiến hành xếp hạng 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2018. Kết quả có đến 5 trong số đó là các công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam, lần lượt là Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong và Sendo.
Nếu như Lazada và Shopee là các tập đoàn đa quốc gia nên việc họ nắm giữ hai vị trí dẫn đầu không gây nhiều ngạc nhiên thì sự xuất hiện của 3 đơn vị còn lại là một minh chứng rõ rệt cho quy mô của thương mại điện tử Việt Nam.

Cụ thể, ba sàn TMĐT này dù chỉ họat động trong phạm vị thị trường Việt Nam nhưng vẫn đủ sức để nằm trong top 10 khu vực, thậm chí còn vượt trên cả tập đoàn JD của Trung Quốc hiện có mặt ở Indonesia và Thái Lan.
Đáng chú ý hơn cả là Thegioididong. Công ty này là đơn vị duy nhất trong top 10 chỉ kinh doanh một mặt hàng là thiết bị công nghệ. Dù tập trung vào một mặt hàng và một thị trường, Thegioididong vẫn đạt được lượng truy cập đáng nể: trung bình hơn 29 triệu lượt mỗi tháng - xếp vị trí thứ hai toàn quốc trong quý 3 năm nay.
Những con số này cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam là cực kỳ cao và sẽ còn tiếp tục tăng trong các năm tới.
Kết luận này cũng trùng khớp với nhận định của Google và quỹ đầu tư Temasek trong một nghiên cứu công bố hồi tháng 11. Nghiên cứu này cho hay, quy mô ngành thương mại điện tử Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD. Còn từ nay đến 2025 sẽ đạt 15 tỷ USD, với mức tăng trưởng 43% mỗi năm, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.
Nhiều biến động bất ngờ
Với tiềm năng phát triển to lớn đó, không khó hiểu khi trong năm 2018, các công ty TMĐT Việt Nam liên tục được rót các khoản tiền khủng từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Ngay đầu năm 2018, Tiki đã nhận thêm tiền từ tập đoàn JD, bổ sung vào khoảng đầu tư 44 triệu USD đã nhận trong năm 2017. Đến tháng 9/2018, công ty này tiếp tục nhận thêm 122 tỷ đồng từ VNG.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, Shopee Việt Nam cũng được công ty mẹ là Tập đoàn SEA (Singapore) bơm thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ.

Trước sự bành trướng của đối thủ Shopee, tháng 3/2018, tập đoàn Alibaba quyết định đổ thêm 2 tỷ USD vào Lazada để tăng khả năng cạnh tranh.
Không thua kém các đối thủ, trong năm 2018, sàn TMĐT Sendo cũng kêu gọi được tổng cộng 51 triệu USD từ SBI Holdings (Nhật Bản) và một số công ty khác.
Dòng tiền đầu tư này đã ngay lập tức đem lại sức mạnh cho các công ty TMĐT Việt Nam và tạo ra nhiều biến động cho thị trường.
Với Tiki, sau khi nhận được các khoảng đầu tư, công ty này đã có những bước tiến ngoạn mục. Hồi cuối quý 3, iPrice ghi nhận số lượt truy cập website của Tiki tăng đến 47,59% so với quý 2. Và đến tháng 10 thì Tiki đã bất ngờ leo lên vị trí thứ hai toàn quốc về số lượt truy cập website trung bình.
Tương tự, Sendo cũng có sự tăng trưởng không ngừng trong năm 2018. Đặc biệt, vào dịp Black Friday hồi tháng 11, Sendo công bố đã đạt 5 triệu sản phẩm bán ra trong một tuần. Đây là mức doanh số kỷ lục của sàn này.
Tuy vậy, có lẽ bước tiến đáng nể nhất năm 2018 là thuộc về Shopee Việt Nam. Sàn TMĐT này bắt đầu năm 2018 ở vị trí thứ 3 về lượng truy cập website nhưng chỉ trong vòng 7 tháng, Shopee đã lên vị trí dẫn đầu. Theo iPrice Group, đây là lần đầu tiên kể từ quý 2 năm 2017 vị trí số 1 của bảng xếp hạng này không thuộc về Lazada.
Những khoảng đầu tư khủng cùng sự thay đổi vị trí liên tục cho thấy quyết tâm của các sàn TMĐT trong việc “đốt tiền” để giành thị phần. Cuộc chiến TMĐT Việt Nam trong năm 2019 hứa hẹn sẽ còn rất gây cấn.
Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?
Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?
Theo công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, bộ ba Shopee, Lazada và Tiki đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua tranh giành người dùng và xác lập vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số.
Thế Giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử vuivui.com
Lãnh đạo Thế Giới Di Động từng đặt ra nhiều kỳ vọng với dự án thương mại điện tử Vui Vui nhưng chỉ sau 2 năm phát triển dự án này đã chấm dứt.
'Đến năm 2020, dự kiến doanh thu từ thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 10 tỷ USD'
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tin rằng đến năm 2020 dự kiến doanh thu từ thương mại điện tử sẽ đạt 10 tỷ USD và chiếm 5% tổng doanh thu thương mại nội địa.
Sàn thương mại điện tử Sen Đỏ nhận vốn đầu tư 51 triệu USD
Ngoài các cổ đông cũ, 3 nhà đầu tư mới rót vốn vào Sendo.vn là SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.