Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đang giành nhau miếng bánh 2,8 tỷ USD

Việt Hưng Thứ sáu, 04/01/2019 - 13:54

Còn từ nay đến 2025, quy mô ngành thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá sẽ đạt 15 tỷ USD, với mức tăng trưởng 43% mỗi năm, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

2018 đánh dấu thêm một năm đại thành công cho các công ty thương mại điện tử Việt Nam. Trong khi Shopee và Lazada liên tục phá kỷ lục về doanh số sau các đợt khuyến mãi thì Tiki và Sendo cũng nhận được những khoảng đầu tư giá trị, mở đường cho các kế hoạch phát triển.

Không những vậy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng có những bước tiến lớn, chứng tỏ được quy mô của mình khi đặt lên bàn cân so sánh với các nước trong khu vực, theo một báo cáo thị trường do iPrice Group mới công bố.

Thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á

Trong báo cáo, iPrice tiến hành xếp hạng 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2018. Kết quả có đến 5 trong số đó là các công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam, lần lượt là Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong và Sendo.

Nếu như Lazada và Shopee là các tập đoàn đa quốc gia nên việc họ nắm giữ hai vị trí dẫn đầu không gây nhiều ngạc nhiên thì sự xuất hiện của 3 đơn vị còn lại là một minh chứng rõ rệt cho quy mô của thương mại điện tử Việt Nam.

Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đang giành nhau miếng bánh 2,8 tỷ USD
Các sàn TMĐT có lượt truy cập cao nhất khu vực, theo iPrice

Cụ thể, ba sàn TMĐT này dù chỉ họat động trong phạm vị thị trường Việt Nam nhưng vẫn đủ sức để nằm trong top 10 khu vực, thậm chí còn vượt trên cả tập đoàn JD của Trung Quốc hiện có mặt ở Indonesia và Thái Lan.

Đáng chú ý hơn cả là Thegioididong. Công ty này là đơn vị duy nhất trong top 10 chỉ kinh doanh một mặt hàng là thiết bị công nghệ. Dù tập trung vào một mặt hàng và một thị trường, Thegioididong vẫn đạt được lượng truy cập đáng nể: trung bình hơn 29 triệu lượt mỗi tháng - xếp vị trí thứ hai toàn quốc trong quý 3 năm nay.

Những con số này cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam là cực kỳ cao và sẽ còn tiếp tục tăng trong các năm tới.

Kết luận này cũng trùng khớp với nhận định của Google và quỹ đầu tư Temasek trong một nghiên cứu công bố hồi tháng 11. Nghiên cứu này cho hay, quy mô ngành thương mại điện tử Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD. Còn từ nay đến 2025 sẽ đạt 15 tỷ USD, với mức tăng trưởng 43% mỗi năm, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

Nhiều biến động bất ngờ

Với tiềm năng phát triển to lớn đó, không khó hiểu khi trong năm 2018, các công ty TMĐT Việt Nam liên tục được rót các khoản tiền khủng từ các quỹ đầu tư quốc tế.

Ngay đầu năm 2018, Tiki đã nhận thêm tiền từ tập đoàn JD, bổ sung vào khoảng đầu tư 44 triệu USD đã nhận trong năm 2017. Đến tháng 9/2018, công ty này tiếp tục nhận thêm 122 tỷ đồng từ VNG.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, Shopee Việt Nam cũng được công ty mẹ là Tập đoàn SEA (Singapore) bơm thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ.

Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đang giành nhau miếng bánh 2,8 tỷ USD 1
Các sàn TMĐT được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, theo iPrice

Trước sự bành trướng của đối thủ Shopee, tháng 3/2018, tập đoàn Alibaba quyết định đổ thêm 2 tỷ USD vào Lazada để tăng khả năng cạnh tranh.

Không thua kém các đối thủ, trong năm 2018, sàn TMĐT Sendo cũng kêu gọi được tổng cộng 51 triệu USD từ SBI Holdings (Nhật Bản) và một số công ty khác.

Dòng tiền đầu tư này đã ngay lập tức đem lại sức mạnh cho các công ty TMĐT Việt Nam và tạo ra nhiều biến động cho thị trường.

Với Tiki, sau khi nhận được các khoảng đầu tư, công ty này đã có những bước tiến ngoạn mục. Hồi cuối quý 3, iPrice ghi nhận số lượt truy cập website của Tiki tăng đến 47,59% so với quý 2. Và đến tháng 10 thì Tiki đã bất ngờ leo lên vị trí thứ hai toàn quốc về số lượt truy cập website trung bình.

Tương tự, Sendo cũng có sự tăng trưởng không ngừng trong năm 2018. Đặc biệt, vào dịp Black Friday hồi tháng 11, Sendo công bố đã đạt 5 triệu sản phẩm bán ra trong một tuần. Đây là mức doanh số kỷ lục của sàn này.

Tuy vậy, có lẽ bước tiến đáng nể nhất năm 2018 là thuộc về Shopee Việt Nam. Sàn TMĐT này bắt đầu năm 2018 ở vị trí thứ 3 về lượng truy cập website nhưng chỉ trong vòng 7 tháng, Shopee đã lên vị trí dẫn đầu. Theo iPrice Group, đây là lần đầu tiên kể từ quý 2 năm 2017 vị trí số 1 của bảng xếp hạng này không thuộc về Lazada.

Những khoảng đầu tư khủng cùng sự thay đổi vị trí liên tục cho thấy quyết tâm của các sàn TMĐT trong việc “đốt tiền” để giành thị phần. Cuộc chiến TMĐT Việt Nam trong năm 2019 hứa hẹn sẽ còn rất gây cấn.

Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?

Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?

Doanh nghiệp -  5 năm
Theo công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, bộ ba Shopee, Lazada và Tiki đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua tranh giành người dùng và xác lập vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số.
Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?

Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?

Doanh nghiệp -  5 năm
Theo công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, bộ ba Shopee, Lazada và Tiki đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua tranh giành người dùng và xác lập vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số.
Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?

Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?

Doanh nghiệp -  5 năm

Theo công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, bộ ba Shopee, Lazada và Tiki đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua tranh giành người dùng và xác lập vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số.

Thế Giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử vuivui.com

Thế Giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử vuivui.com

Doanh nghiệp -  5 năm

Lãnh đạo Thế Giới Di Động từng đặt ra nhiều kỳ vọng với dự án thương mại điện tử Vui Vui nhưng chỉ sau 2 năm phát triển dự án này đã chấm dứt.

'Đến năm 2020, dự kiến doanh thu từ thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 10 tỷ USD'

'Đến năm 2020, dự kiến doanh thu từ thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 10 tỷ USD'

Tiêu điểm -  6 năm

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tin rằng đến năm 2020 dự kiến doanh thu từ thương mại điện tử sẽ đạt 10 tỷ USD và chiếm 5% tổng doanh thu thương mại nội địa.

Sàn thương mại điện tử Sen Đỏ nhận vốn đầu tư 51 triệu USD

Sàn thương mại điện tử Sen Đỏ nhận vốn đầu tư 51 triệu USD

Doanh nghiệp -  6 năm

Ngoài các cổ đông cũ, 3 nhà đầu tư mới rót vốn vào Sendo.vn là SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures.

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Diễn đàn quản trị -  2 phút

Để khẳng định giá trị của mình, những người làm truyền thông nội bộ cần phải thể hiện được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

Diễn đàn quản trị -  31 phút

JCI Khanhhoa không chỉ là nơi để phát triển kinh doanh mà còn là môi trường giúp các doanh nhân trẻ trở nên chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo.

Làm thế nào để không đuối sức giữa áp lực công việc cuối năm?

Làm thế nào để không đuối sức giữa áp lực công việc cuối năm?

Tiêu điểm -  37 phút

Cuối năm luôn là thời gian người lao động tăng tốc chạy đua với công việc, không chỉ nhằm đáp ứng KPI đề ra mà còn hoàn thành mục tiêu riêng của bản thân. Để tăng hiệu suất làm việc vào thời gian này, họ cần những giải pháp bổ sung năng lượng, lấy lại sự tập trung ngay tức thì.

Ngắm đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm thông xe sau khi mở rộng

Ngắm đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm thông xe sau khi mở rộng

Ống kính -  41 phút

Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm từ hai lên 4-6 làn xe được thông xe đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô.

Cần duy trì tốc độ thay đổi cho mục tiêu nâng hạng thị trường

Cần duy trì tốc độ thay đổi cho mục tiêu nâng hạng thị trường

Tài chính -  47 phút

Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì tốc độ thay đổi hiện tại nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025, theo FTSE Russell.

BAF hút vốn 'thần tốc' cho kế hoạch tham vọng mảng chăn nuôi

BAF hút vốn "thần tốc" cho kế hoạch tham vọng mảng chăn nuôi

Doanh nghiệp -  53 phút

Để thực hiện các kế hoạch kinh doanh tham vọng, chỉ sau ba năm niêm yết, vốn điều lệ của BAF đã tăng gấp ba từ 780 tỷ đồng lên 2.390 tỷ đồng nhờ việc liên tục phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

VinUni đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam

VinUni đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trường đại học VinUni vừa được UNESCO bổ nhiệm vai trò UNESCO Chair dưới mô hình trung tâm nghiên cứu và đào tạo do UNESCO bảo trợ về lãnh đạo môi trường, di sản văn hóa và đa dạng sinh học.