Siêu lợi nhuận của công ty đứng đầu thị trường gỗ ép Việt Nam

Trần Anh Thứ ba, 17/07/2018 - 11:57

Công ty Gỗ An Cường đạt tổng lợi nhuận sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng trong 3 năm gần đây nhờ sự tăng trưởng của thị trường gỗ xuất khẩu.

Sản phẩm nội thất của An Cường

Thành lập năm 2006, CTCP Gỗ An Cường (An Cường) hiện là một trong những nhà sản xuất lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất vật liệu gỗ công nghiệp như ván MFC, MDF, Acrylic,.. chuyên sản xuất đồ nội thất hoặc nguyên liệu xuất khẩu cho các thương hiệu nội thất của Nhật Bản, Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu.

Dù mới tồn tại 12 năm, An Cường đã rất nhanh chóng trở thành doanh nghiệp gỗ hàng đầu cả lĩnh vực nội địa lẫn xuất khẩu. Năm 2016, công ty cho biết mình chiếm khoảng 50% thị phần trong nước của ván ép MFC và 70% thị phần của ván Laminate. 

Sản phẩm gỗ của An Cường được dùng trong nhiều dự án lớn trong nước từ chung cư (Vinhomes Central Park, Masteri Thảo Điền,…), khách sạn (Marriot, Novotel), cho tới cao ốc văn phòng, ngân hàng,… Công ty cũng là nhà phân phối cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Formica, Dollken, Schattdecor, Hettich.

Tốc độ phát triển của An Cường tăng mạnh sau khi công ty nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại. Hai năm trước, Whitlam Holding Pte. Limited liên danh giữa quỹ VOF thuộc VinaCapital và Deutsche Investitons ("DEG" thuộc Tập đoàn KfW Đức) đã tuyên bố rót vốn 30 triệu USD vào Gỗ An Cường.

Cuối năm 2017, Tập đoàn Sumitomo Forestry Nhật Bản, một công ty Nhật bản từng tham gia liên doanh đầu tư một số dự án bất động sản tại Việt Nam cũng trở thành đối tác chiến lược, mục tiêu đưa gỗ An Cường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Đây cũng là khoảng thời gian quy mô của An Cường có bước nhảy vọt. Năm 2015, công ty ghi nhận doanh thu gần 1.500 tỷ đồng thì tới năm 2017, con số này đã tăng gấp đôi, lên hơn 3.000 tỷ đồng. Lợi nhuận của An Cường thậm chí còn tăng mạnh hơn, từ 195 tỷ đồng năm 2015 lên 479 tỷ đồng chỉ sau 2 năm.

Siêu lợi nhuận của công ty đứng đầu thị trường gỗ ép Việt Nam

Quá trình mở rộng của An Cường đúng vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ gỗ công nghiệp trong nước tăng vọt giúp công ty được hưởng lợi rất nhiều. Thừa thắng xông lên, An Cường tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng lên 428 tỷ đồng và đang đầu tư 1.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Đất Cuốc, Bình Dương.

Mặc dù vậy, đưa công ty tăng trưởng quá nhanh trong một thời gian ngắn cũng khiến An Cường gặp những áp lực. Dễ thấy nhất, để tăng doanh số, An Cường đã tăng ưu đãi cho các đối tác của mình thông qua một số biện pháp như kéo dài công nợ, khiến các khoản phải thu của công ty tăng gần gấp đôi, lên 195 tỷ đồng trong năm 2017.

Cùng với đó, hàng tồn kho cũng tăng vọt chỉ sau 2 năm, lên 902 tỷ đồng trong năm 2017 và chiếm gần 60% tổng tài sản của doanh nghiệp. Công ty cũng ghi nhận thêm một khoản đầu tư dài hạn tới 260 tỷ đồng do chi phí bỏ ra để đầu tư nhà máy mới.

Tăng trưởng nóng, song lĩnh vực An Cường đang theo đuổi cho thấy vẫn còn nhiều dự địa để phát triển. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ gỗ trên thế giới vẫn đang ở mức cao. Hiện tại, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số này có 3 thị trường khách hàng lớn và khắt khe hơn cả đó là Mỹ (20%), Nhật Bản (24%) và châu Âu (28%), đây lại là lợi thế lớn của An Cường so với các đối thủ trong nước nhờ chất lượng sản phẩm đáp ứng được cho các nhà sản xuất khó tính.

Từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động, bước đi tiếp theo của doanh nghiệp này nhiều khả năng sẽ là niêm yết trên sàn chứng khoán. Cuối tháng 5 vừa qua, Gỗ An Cường đã báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Theo đó, doanh nghiệp này đã bán thành công 1,3 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ lên 441 tỷ đồng. Cùng với việc thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng, Gỗ An Cường cũng sẽ trở thành công ty đại chúng. 

Đến cuối năm ngoái, sau khi cổ đông Nhật Bản góp thêm vốn, tổng vốn điều lệ của Gỗ An Cường tăng lên 428 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn do cổ đông ngoại nắm giữ chiếm 30%, bao gồm Whitlam Holding Pte. Limited (20,32%) và Sumitomo Forestry (10,3%).

Ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đồng thời cũng là cổ đông sáng lập kiêm người đại diện theo pháp luật của Gỗ An Cường hiện vẫn đang nắm giữ số cổ phần chi phối tại công ty.

Tham vọng nửa tỷ đô của bà Thái Hương trong ngành gỗ

Tham vọng nửa tỷ đô của bà Thái Hương trong ngành gỗ

Doanh nghiệp -  6 năm
Hơn 45.000 ha đất rừng được quy hoạch làm vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến gỗ Nghệ An của tập đoàn TH.
Tham vọng nửa tỷ đô của bà Thái Hương trong ngành gỗ

Tham vọng nửa tỷ đô của bà Thái Hương trong ngành gỗ

Doanh nghiệp -  6 năm
Hơn 45.000 ha đất rừng được quy hoạch làm vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến gỗ Nghệ An của tập đoàn TH.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".