Tiêu điểm
Số hóa và đổi mới dẫn đường cho các doanh nghiệp nhỏ
90% doanh nghiệp được hỏi tin rằng nền kinh tế quốc nội sẽ tăng trưởng trong năm 2023, đó cũng là tỉ lệ cao nhất trong số 11 thị trường được CPA Australia khảo sát tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Khảo sát Các doanh nghiệp nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới nhất của CPA Australia cho thấy các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đang thể hiện sự tự tin nhất vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế quốc nội, giữa các thị trường khác thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Khảo sát này cũng khẳng định việc các doanh nghiệp nhỏ phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế năm vừa qua. Đà tăng trưởng trên được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2023, với 83% đối tượng được khảo sát kỳ vọng vào sự phát triển của hoạt động kinh doanh.
90% doanh nghiệp được hỏi tin rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng trong năm 2023, đó cũng là tỉ lệ cao nhất trong số 11 thị trường được khảo sát. Các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam cũng đứng đầu trong danh sách ghi nhận tăng trưởng trong năm 2022 (78%).
Covid-19 tiếp tục là yếu tố tác động lớn nhất tới các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam trong năm vừa qua, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đã giảm. Chỉ 32% doanh nghiệp ghi nhận ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đối với hoạt động kinh doanh trong năm 2022, giảm so với 78% năm 2021.
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - nhận định: "Hỗ trợ kịp thời của Chính phủ Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp nhỏ phục hồi nhanh chóng sau đại dịch".
Ông chia sẻ thêm: "Việt Nam đã mở cửa trở lại trong quý đầu năm 2022, tạo cơ hội tăng cường đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế và du lịch. Kinh tế số phát triển nhanh chóng khi các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với kinh doanh trực tuyến do Covid-19. Nhờ đó, kinh tế nội địa có điều kiện tăng trưởng. Đồng thời, việc cải cách thể chế và triển khai các Hiệp định Thương mại tự do có thể thúc đẩy hơn nữa sự lạc quan của các doanh nghiệp".
Ngoài ra, môi trường tài chính cũng đã được nới lỏng tại Việt Nam trong năm qua, 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài.
Tuy nhiên, ý định vay của các doanh nghiệp đã giảm, chỉ 47% đơn vị kêu gọi nguồn vốn bên ngoài trong năm 2022, so với 79% năm 2021. 6 trên 10 đại diện được hỏi có kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài trong năm nay.
TS. Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh: "Năm 2022, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ lấy ngân hàng làm nguồn tài chính. Lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến ý định vay vốn của doanh nghiệp. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ đang cẩn trọng hơn với chi phí tài chính của mình. Ngoài ra, điều kiện tài chính thắt chặt trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng đến ý định vay vốn".
Thương mại điện tử duy trì tăng trưởng ổn định trong năm qua, với 75% doanh nghiệp ghi nhận họ có hơn 10% doanh thu từ bán hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, lợi nhuận đến từ đầu tư công nghệ đã giảm đáng kể, từ 82% xuống còn 51% trong năm 2022. Đổi mới vẫn là yếu tố được chú trọng, với 9 trên 10 doanh nghiệp có kế hoạch giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong năm nay.
Trong số 11 thị trường được khảo sát, Việt Nam có tỷ lệ chủ doanh nghiệp nhỏ từ 30 đến 49 tuổi cao nhất. 9 trong 10 doanh nghiệp nhỏ được thành lập trong khoảng thời gian dưới 11 năm.
"Đây là một đặc điểm thú vị của doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam. Điều này có thể cho thấy chủ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam có sự nhạy bén công nghệ cao hơn so với đồng nghiệp trong khu vực. Họ không chỉ thông thạo công nghệ, sẵn sàng đổi mới mà còn có kinh nghiệm vững chắc để mở rộng hoạt động kinh doanh", TS. Cấn Văn Lực nhận xét.
Theo vị chuyên gia, sự bùng nổ của nền kinh tế số cùng với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đang gia tăng vào Việt Nam có thể khuyến khích nguồn nhân lực ở cấp quản lý thành lập doanh nghiệp riêng.
Trong ba năm trở lại đây, dưới tác động của đại dịch, các doanh nghiệp nhỏ đã tăng cường mạnh mẽ việc chuyển đổi số và áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn để cải thiện lợi suất từ đầu tư công nghệ khi các công nghệ mới liên tục thay đổi và phát triển.
TS. Cấn Văn Lực cũng đề xuất: “Một số doanh nghiệp nhỏ đã đầu tư nguồn lực vào thực hành ESG như nâng cao sức khỏe và an toàn của nhân viên. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể cải thiện nhiều hơn các hoạt động ESG do xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là tất yếu tại Việt Nam".
Hiện tại, chỉ khoảng 2 trong 10 doanh nghiệp theo dõi việc sử dụng năng lượng và nước trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần nỗ lực hơn trong việc tiết kiệm năng lượng để quản lý chi phí và góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Thủ tướng: 'Chuyển đổi số hiệu quả then chốt là đào tạo nguồn nhân lực'
Nguồn cung xăng dầu trong nước bị động
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, hoạt động của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có thời điểm không ổn định, ảnh hưởng đến tính chủ động của nguồn cung xăng dầu trong nước.
Parkson Việt Nam xin phá sản, rút khỏi Việt Nam
Khó khăn về tài chính trong môi trường kinh doanh nhiều thách thức liên quan đến Covid-19 là lý do chính khiến Parkson Việt Nam quyết định đóng cửa.
WinCommerce ra mắt mô hình siêu thị cao cấp WinMart Premium
WinMart Premium là mô hình siêu thị cao cấp, đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược nâng cao trải nghiệm mua sắm cho tầng lớp thu nhập trung và cao của WinCommerce.
Thách thức lớn nhất trong chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững
Theo đại diện Tập đoàn Nestlé, yếu tố quyết định cho sự thành công của việc chuyển sang nông nghiệp bền vững là sự tin tưởng từ người nông dân.
FPT bất ngờ ra mắt 'nhà máy AI' tại Nhật Bản
Đây là nhà máy trí tuệ nhân tạo thứ hai của FPT trên thế giới, phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp phát triển công nghệ tại Nhật Bản.
SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với 'Tuần lễ công dân 2024'
Từ 15/10 - 8/11/2024, “Tuần lễ công dân 2024” của SeABank đã tổ chức hoạt động tại 25 cơ sở, dọn hai bãi biển, trồng 2.000 cây tại 28 tỉnh thành.
Có cao tốc, Cam Ranh từ đi xa nay đã về gần
Cam Ranh từ đi xa nay đã về gần nhờ có cao tốc TP.HCM - Cam Lâm nên dành ưu thế trên thị trường du lịch ngắn ngày phía Nam.
HSBC cấp tín dụng xanh cho Vĩnh Hoàn
Đây là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC tài trợ trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam.
Doanh nghiệp thực hành ESG: Đừng 'phông bạt' để báo cáo
Thực hiện ESG có thể xuất phát từ áp lực của thị trường, nhưng mong muốn từ nội tại mới giúp doanh nghiệp vững vàng và tiến xa.
Tuta Group: Thế lực mới của bất động sản Bắc Giang
Trước làn sóng đô thị hóa tại Bắc Giang, Tuta Group đã nhanh chóng chớp thời cơ triển khai hàng loạt dự án lớn, quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Khi ứng dụng ngân hàng số không chỉ để chuyển tiền
Không chỉ chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, hiện nay, ứng dụng ngân hàng số đã trở thành “trợ lý tài chính” đắc lực và OCB OMNI là một minh chứng rõ nét.