Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Số hóa là công cụ quan trọng để củng cố nền kinh tế tuần hoàn. Ở chiều ngược lại, các nguyên tắc tuần hoàn cũng cần phải được coi là trọng tâm của số hóa.
Đại dịch Covid-19 hay các tác động khủng khiếp từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang khiến thế giới phải nghiêm túc nhìn nhận lại mô hình sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. Nhu cầu cắt giảm phát thải, tăng cường sức chống chịu để hướng tới phát triển bền vững đang đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh đó, trong khuôn khổ Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 142, phiên họp trực tuyến của Ủy ban Thường trực về phát triển bền vững đã được tổ chức, với sự tham gia của đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia. Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Dương Quốc Anh đại diện cho đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự.
Tại sự kiện, các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết của IPU với chủ đề Lồng ghép số hóa và kinh tế tuần hoàn để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs), đặc biệt là tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm.
Trong đó, nghị quyết tái khẳng định cam kết thúc đẩy thực hiện các cam kết về 17 mục tiêu phát triển bền vững trong chương trình nghị sự 2030, kêu gọi các quốc gia cùng hành động để đạt được các mục tiêu này.
Nghị quyết nhấn mạnh sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm với mô hình kinh tế tuần hoàn là yếu tố then chốt cho các mục tiêu phát triển bền vững, giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu lãng phí, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Cùng với kinh tế tuần hoàn, số hóa cũng đang nổi lên như một xu thế của nền kinh tế toàn cầu. Theo IPU, ứng dụng các thành tựu số hóa cũng rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách hiệu quả.
Nghị quyết của IPU khẳng định số hóa là công cụ quan trọng để củng cố nền kinh tế tuần hoàn. Ở chiều ngược lại, các nguyên tắc tuần hoàn cũng cần phải được coi là trọng tâm của số hóa.
Các thành tựu công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), in 3D hay công nghệ chuỗi khối (blockchain) chính là “công nghệ bắc cầu” để thực hiện chuyển đổi số đồng thời tuần hoàn hóa nền kinh tế.
Bên cạnh bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn và số hóa cũng hỗ trợ đắc lực cho các mục tiêu phát triển bền vững khác như xóa đói, giảm nghèo và trao quyền cho phụ nữ.
Tham luận tại phiên họp, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đánh giá cao sáng kiến của IPU về việc lồng ghép số hóa và kinh tế tuần hoàn vào thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Đóng góp ý kiến để thực hiện nghị quyết của IPU, Việt Nam cho biết, các nghị viện thành viên cần có biện pháp nâng cao nhận thức chung, từ Quốc hội, các cấp chính quyền tới người dân.
Bên cạnh tuyên truyền, phổ biến, công tác giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng để trang bị kiến thức và hình thành thói quen tiêu dùng có trách nhiệm cho toàn xã hội ngay từ sớm. Cùng với đó, cần đưa kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ số trở thành nội dung cơ bản của giáo dục ở mọi cấp độ.
Để nghị quyết đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển bền vững, Việt Nam kêu gọi IPU cùng các thành viên nỗ lực củng cố mỗi quan hệ hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về kinh tế tuần hoàn và số hóa, xây dựng khung hướng dẫn cho các hành động của nghị viện.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.