Số lượng thương vụ M&A ngành tiêu dùng nhanh chạm đỉnh 15 năm
Vũ Khanh
Thứ hai, 09/07/2018 - 18:00
Trong bối cảnh tăng trưởng không mấy khả quan, các doanh nghiệp lĩnh vực tiêu dùng năm 2017 đã gia tăng số lượng và giá trị mua bán sáp nhập.
Năm 2017 đánh dấu sự trở lại của 50 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu thế giới trong mua bán và sáp nhập (M&A) với số lượng thương vụ tăng vọt lên mức cao nhất 15 năm qua, đạt con số 60. Các công ty thuộc lĩnh vực này đã vượt qua sự bất ổn và bước vào những thách thức lớn hơn.
Theo số liệu được công bố mới đây trong báo cáo The FMCG Global 50 2018 từ công ty tư vấn OC&C Strategy Consultants, so với năm 2016, số lượng thương vụ M&A trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh tăng tới hơn 45% với tổng giá trị nhảy vọt 190%, đạt 145 tỷ USD vào năm ngoái.
Số lượng thương vụ M&A và tổng giá trị theo tỷ USD. Nguồn: OC&C Strategy Consultants
Dẫn đầu năm qua là British American Tobacco với việc mua lại Reynolds American trị giá khoảng 1,6 tỷ USD. Cũng trong ngành thuốc lá, Japan Tobacco đã có tới 6 thỏa thuận so với con số 0 của năm trước đó nhằm đạt được sự tăng trưởng tại những địa điểm mới và mới nổi.
Những thương vụ trong ngành bia, rượu, thuốc lá đã giúp đẩy doanh số bán hàng của cả ngành gia tăng 21,8%.
Trong khi không ít công ty tìm kiếm sự tăng trưởng, các thương vụ phản ánh cả những chiến lược. Một số doanh nghiệp đang đầu tư vào công ty kỹ thuật số để có thể đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi của người tiêu dùng. Số khác lại mua công ty tại những khu vực đang phát triển nhanh như các thị trường mới nổi cùng các xu hướng nổi lên như thực phẩm hữu cơ.
Các doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng nhanh có thể bán đi hoặc mua thêm một vài phần nhằm tập trung vào hướng đi. Có tới 17 trong tổng số 24 vụ thoái vốn đến từ ngành thực phẩm và đồ uống.
Trong email tới CNBC, nhà đồng lãnh đạo nhóm tiêu dùng toàn cầu của OC&C cho biết: "Sự cân bằng quyền lực đã thay đổi trong bối cảnh một số lợi thế quy mô truyền thống được ưa thích bởi các nhãn hàng lớn (như sản xuất quy mô lớn, doanh số lớn, khả năng quảng cáo truyền hình, thu hút nhân tài) đã dần bị xói mòn bơi những công nghệ, cho phép các doanh nghiệp nhỏ hơn phát triển thành công hơn".
Trong khi đối mặt với những thách thức cơ bản cũng như khôi phục tăng trưởng, các nhà đầu tư đang tích cực sử dụng M&A như một công cụ quan trọng. Đây là năm thứ 16 OC&C tiến hành khảo sát và phân tích 50 công ty hàng tiêu dùng hàng đầu quốc tế dựa vào doanh thu năm 2017.
Theo báo cáo nghiên cứu do Nielsen công bố ngày 7/12, tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Việt tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh trước sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ ngoại.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.