Doanh nghiệp
S&P Ratings: Sản xuất ô tô kéo triển vọng của Vingroup từ ổn định về tiêu cực
Theo đánh giá của S&P Ratings, việc sử dụng nợ vay cho đầu tư vào ô tô khiến các chỉ tiêu tài chính của Vingroup có thể sẽ kém khả quan hơn.
Standard & Poor’s (S&P), một trong 3 đơn vị xếp hạng tín nhiệm lớn và uy tín nhất thế giới, công bố giữ nguyên xếp hạng B+ đối với Tập đoàn Vingroup nhưng thay đổi triển vọng từ ổn định thành tiêu cực.
Sự điều chỉnh này xuất phát từ việc Tập đoàn Vingroup đã tăng sử dụng nợ vay để đầu tư vào các lĩnh vực mới, đặc biệt là ô tô - lĩnh vực đòi hỏi đầu tư ban đầu rất lớn nhưng có thể gây lỗ trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu.
Trong lần trả lời báo chí trước đây, ông Nguyễn Việt Quang, CEO của Vingroup, cho biết số vốn đầu tư cho VinFast một phần đến từ nguồn tự có và huy động từ công ty thành viên, phần lớn còn lại đến từ việc đi vay.
S&P dự báo tổng nợ điều chỉnh của Vingroup sẽ đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng vào cuối năm nay và khoảng 150 - 155 nghìn tỷ đồng vào năm 2020.
Nợ cao hơn sẽ thúc đẩy chi phí vốn lớn hơn. Chi phí vốn của Vingroup trong hai năm tới được dự báo sẽ ở mức 20 - 25 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức dự kiến S&P đưa ra trước đây, trong đó, đầu tư cho lĩnh vực ô tô sẽ chiếm khoảng 40 - 45% sự tăng trưởng trong chi phí này.
Vingroup được S&P nhận định sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến động cao trong vòng 2 năm tới. Mặc dù doanh nghiệp có tập trung vào phần sản xuất và công nghệ, nhưng lợi nhuận và dòng tiền lại phụ thuộc vào mảng bất động sản.
Ước tính, Vingroup cần có tăng trưởng doanh thu ít nhất 45% trong các mảng kinh doanh hiện tại trong năm 2020 để bù đắp các khoản nợ cao hơn.
S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm vì cho rằng Vingroup sẽ duy trì vị thế nhà phát triển bất động sản và trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn này hiện nắm giữ khoảng 15 - 20% thị phần trong lĩnh vực phát triển bất động sản và 60% thị phần trong cho thuê trung tâm mua sắm tại Hà Nội và TP.HCM.
Triển vọng tiêu cực đồng nghĩa với việc Vingroup có thể tiếp tục bị giảm đánh giá nếu vay nợ đầu tư và rủi ro thực thi liên quan đến mở rộng kinh doanh gia tăng trong vòng 12 tháng tới.
Việc hạ xếp hạng có thể diễn ra trong trường hợp sử dụng nợ vay để đầu tư diễn ra nhanh hơn mức được dự báo và lợi nhuận của công ty này không đủ nhanh để bù đắp cho các khoản nợ ngày càng tăng.
Bán bất động sản chậm lại hoặc gia tăng lỗ lớn hơn trong các lĩnh vực mới cũng có thể dẫn tới việc hạ xếp hạng.
Sau khi S&P cập nhật xếp hạng tín nhiệm, Tập đoàn Vingroup cho biết, đây là điều đã nằm trong dự liệu của Tập đoàn vì các lĩnh vực mới tham gia là Công nghiệp và Công nghệ, đặc biệt là Dự án sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và chịu lỗ, chưa thể sinh lời ngay.
Hiện tại, VinFast là dự án được đầu tư lớn nhất của Vingroup. Đặc biệt, nhằm giúp đông đảo người Việt được tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm, VinFast đang duy trì chính sách giá “3 Không” (Không chi phí khấu hao đầu tư, không chi phí tài chính và không lợi nhuận) kèm nhiều ưu đãi khác.
“Chúng tôi ý thức rất rõ về khả năng kết quả xếp hạng tín nhiệm có thể bị ảnh hưởng ngay từ đầu khi đầu tư mạnh vào các mảng Công nghiệp và Công nghệ, nhất là ô tô. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, đây chỉ là những khó khăn trước mắt cần vượt qua. Với mong muốn xây dựng một thương hiệu Việt Nam uy tín trên trường quốc tế, chúng tôi quyết định chấp nhận các khó khăn trong ngắn hạn. Chúng tôi cũng đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh, vận hành cũng như các kế hoạch Tài chính và Quản trị rủi ro chặt chẽ để từng bước vượt qua các khó khăn này” - Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup phát biểu về thông báo của S&P.
Cách đây 2 năm, S&P nâng xếp hạng tín nhiệm với Vingroup lên mức B+ do vị thế thị trường tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực Đông Nam Á.
Fitch Ratings cũng đưa ra xếp hạng B+ và đánh giá triển vọng tiêu cực đối với Vingroup vào tháng 10/2018 trước khi tập đoàn này thông báo dừng tham gia quá trình đánh giá của tổ chức này vào đầu tháng 7 vừa qua.
Vingroup chủ động dừng tham gia xếp hạng tín nhiệm của Fitch Ratings
Vingroup mở trường đào tạo phi công
Dự kiến, mỗi năm sẽ có 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và EASA được Vingroup cung ứng ra thị trường.
Tín dụng của Techcombank phụ thuộc vào các dự án của Vingroup
Trong quý I/2019, tăng trưởng cho vay mua nhà của Techcombank tăng mạnh nhờ việc giải ngân chương trình cho vay mua nhà tại các dự án VinCity (nay là Vinhomes Sapphire) của tập đoàn Vingroup.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.