Doanh nghiệp
Vingroup chủ động dừng tham gia xếp hạng tín nhiệm của Fitch Ratings
Lần gần nhất Fitch Ratings đưa ra xếp hạng B+ và đánh giá triển vọng tiêu cực đối với Vingroup sau khi tập đoàn này tham gia vào lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy.
Thông báo của Fitch Ratings hôm qua cho biết, hãng đánh giá tín nhiệm này rút mọi xếp hạng đối với tập đoàn Vingroup của Việt Nam.
Theo đó, tập đoàn Vingroup đã thông báo dừng tham gia quá trình đánh gia và Fitch Ratings không còn đủ thông tin để duy trì xếp hạn với tập đoàn này. Trước đó vào tháng 10/2018, Fitch Ratings công bố xếp hạn Vingroup ở mức B+ và hạn triển vọng từ ổn định xuống tiêu cực.
Nguyên nhân chính của hành động này là những rủi ro mà tập đoàn phải đối mặt khi tham giá vào lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy Vinfast. Trong đó, vệc Vingroup vay vốn quy mô lớn để tài trợ cho lĩnh vực này khiến rủi ro đòn bẩy tài chính tăng lên đáng kể.
Trả lời phỏng vấn báo chí khi đó, ông Nguyễn Việt Quang, CEO của Vingroup cho biết, đầu tư vào lĩnh vực ô tô có độ rủi ro cao nên việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ bậc là chuyện không tránh khỏi. Các chuẩn mực xếp hạng tín dụng là như thế, nếu không muốn bị hạ bậc chỉ có cách duy nhất là không thực hiện dự án này.
"Tổng vốn đầu tư cho dự án VinFast dự kiến lên tới 4,2 tỷ USD, một phần từ nguồn tự có của Vingroup và huy động từ công ty thành viên, một phần lớn đến từ việc huy động bên ngoài là đi vay.", ông Quang nói.
Tháng 10/2018, VinFast đã được Euler Hermes - cơ quan Tín dụng xuất khẩu thuộc Chính phủ Đức - bảo lãnh khoản vay 950 triệu USD, lãi suất thấp để nhập khẩu máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất. Đây là giao dịch đầu tiên được Euler Hermes bảo lãnh cho một công ty tư nhân tại Việt Nam, với thời gian thu xếp rất ngắn, quy mô lớn.
Vingroup là tập đoàn tư nhân lớn nhất của Việt Nam hoạt động đa lĩnh vực từ bất động sản, bán lẻ, công nghiệp và công nghệ, y tế, giáo dục...với tổng tài sản đạt hơn 314 nghìn tỷ đồng theo báo cáo tài chính gần nhất.
Năm 2018, Vingroup công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai. Gần đây, Vingroup đã bán 6% cổ phần cho tập đoàn SK của Hàn Quốc để thu về 1 tỷ USD.
Thương vụ này được cả hai bên kỳ vọng sẽ mang lại những giá trị cộng hưởng to lớn. Với bề dày kinh nghiệm và vai trò dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, SK sẽ giúp Vingroup đạt được những tầm cao mới, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghiệp và Công nghệ.
Tín dụng của Techcombank phụ thuộc vào các dự án của Vingroup
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.