Khởi nghiệp
Startup dịch vụ video và livestream Uiza nhận đầu tư 1,5 triệu USD
Đây là khoản đầu tư vòng hạt giống lớn nhất với định giá cao kỷ lục cho một startup công nghệ B2B tại Việt Nam.
Uiza.io, nền tảng cung cấp hệ điều hành cho video streaming, hôm nay thông báo nhận khoản đầu tư vòng hạt giống có giá trị 1,5 triệu USD từ Surge, vườn ươm các startup tiềm năng tại Ấn Độ và Đông Nam Á của Sequoia Capital.
Được biết đây là khoản đầu tư vòng hạt giống lớn nhất với định giá cao kỷ lục cho một startup công nghệ B2B tại Việt Nam.
Khoản tiền nhận được sẽ dành để xây dựng sản phẩm và thu hút nhân tài, phục vụ cho thị trường phần mềm có liên quan đến video trị giá hàng chục tỷ đô-la. Uiza tập trung xử lý những vấn đề liên quan đến việc truyền dẫn video, đặc biệt tại những nước đang phát triển nơi mà hạ tầng internet không ổn định.
Công ty hỗ trợ khách hàng truyền dẫn các nội dung video đến toàn cầu với chi phí địa phương bằng công nghệ hỗ trợ đa phần cứng kết hợp với một mạng điện toán biên phân tán. Đây được coi là công nghệ đột phá trên thế giới, đặc biệt lý tưởng để giải quyết các vấn đề về truyền dẫn video hiện nay.
Theo một nghiên cứu của Cisco, tới năm 2022, video và livestream chiếm một lưu lượng khổng lồ lên tới 80% tổng dung lượng Internet. Trong vòng 3 năm tới, thậm chí tốc độ tăng trưởng của video còn lên tới 33% cho video và 72,7% cho livestream.
Trong thập kỷ này, video đã thay đổi cách con người giao tiếp, tiếp nhận thông tin, học tập cũng như thương mại. Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến thêm nhiều ứng dụng mới trên nền tảng video như game streaming, ứng dụng bảo hiểm trực tiếp, trị liệu vật lý điện tử, thương mại điện tử dựa trên livestream, giáo dục tương tác v.v..

Cho dù video phát triển như vậy nhưng việc ứng dụng video và livestream vẫn còn là thách thức rất lớn vì độ phức tạp trong việc triển khai, yêu cầu cao về mặt chuyên môn cũng như quản lý nguồn lực điện toán, đặc biệt là băng thông, một cách hiệu quả.
Nền tảng Uiza ứng dụng khoa học dữ liệu để đơn giản hóa quy trình này cũng như đưa ra các quyết định tối ưu nhất dựa trên công nghệ máy học. Toàn bộ hệ thống phức tạp này được đặt sau một lớp giao diện lập trình ứng dụng (API) đơn giản, giúp người sử dụng có thể toàn quyền điều khiển hệ thống video một cách dễ dàng.
Điều này giúp lập trình viên có thể thêm các tính năng video và livestream vào ứng dụng của họ một cách đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm chi phí tối đa, chỉ với vài dòng code.
Khách hàng của Uiza bao gồm một số nền tảng thương mại điện tử cho phép người bán hàng sử dụng livestream để tương tác trực tiếp với người mua; phục vụ hàng triệu học viên từ Tổ hợc giáo dục trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á; nền tảng livestream thể thao điện tử của Indonesia hay các tập đoàn truyền thông và media lớn trong khu vực.
Ông Nguyễn Đức Anh, CEO của Uiza cho biết: "Tại Uiza, chúng tôi tin rằng việc hỗ trợ lập trình viên, startup và các công ty có thể sử dụng video một cách dễ dàng là cách tốt nhất để tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Chúng tôi giúp khách hàng của mình tiếp cận được học viên từ những nơi xa nhất với chất lượng giáo dục tốt nhất, xây dựng những nền tảng thương mại ứng dụng livestream giúp tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia đang phát triển, trực tiếp truyền dẫn một khối lượng khổng lồ kiến thức, thông tin và giải trí dưới hình thức video tới mọi nơi trên thế giới".
Nói thêm, CEO Uiza cho hay sẽ sử dụng nguồn vốn nhận được để thu hút thêm những kỹ sư công nghệ tài năng, cùng Uiza xây dựng các công nghệ mới, mang đến trải nghiệm video tốt nhất tới khách hàng và người xem.
Trước đó, vào tháng 8/2018, Uiza đã gọi vốn thành công vòng pre-seed từ ESP Capital và Framgia (Tập đoàn Công nghệ thông tin Nhật Bản). Mục tiêu của Uiza là trong vòng 5 năm tới, sẽ hỗ trợ khách hàng của mình truyền phát video và livestream tới hơn 2 tỷ người xem toàn cầu.
'Đã là khởi nghiệp thì chỉ có hoặc bùng nổ hoặc đóng cửa'
Tập đoàn FPT và quỹ đầu tư Nhật Bản rót 3 triệu USD vào startup blockchain
Startup Blockchain Utop được phát triển dựa trên akaChain - nền tảng công nghệ Blockchain được FPT ra mắt năm 2018, hiện đang triển khai và ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Sóng ngầm tại thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam
Tiềm năng thị trường lớn dẫn tới cạnh tranh gay gắt, nên các ứng dụng gọi xe liên tiếp gặp những đợt "sóng ngầm". Điển hình là việc ra đi của cựu CEO Nguyễn Vũ Đức (Go-Viet), hay cựu CEO Nguyễn Xuân Trường (Ahamove).
Xe điện tự lái của FPT lăn bánh tại Hà Nội
Mẫu xe của FPT đang ở cấp độ 3 trên thang đo 5 cấp độ công nghệ tự lái, có nghĩa là người dùng hoàn toàn có thể bỏ tay ra khỏi vô lăng (hand-off), mà vẫn đảm bảo an toàn khi xe tự lái vận hành.
Dịch vụ đi chung trực thăng sắp xuất hiện ở Hà Nội
Ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO FastGo cho biết, dịch vụ đi chung trực thăng do startup này phát triển dự kiến sẽ được tung ra vào tháng 4/2019 tại Hà Nội.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.