Khởi nghiệp
Startup bán thuốc BuyMed nhận vốn hơn 51 triệu USD
Cộng với cả vòng gọi vốn lần này, BuyMed đã huy động được tổng cộng 64,5 triệu USD, và đây đã là lần thứ tư BuyMed nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo TechInAsia, startup chuyên phân phối dược phẩm BuyMed của Việt Nam (hay còn được biết đến là thuocsi.vn) đã huy động thành công 51,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B từ UOB Venture Management trực thuộc ngân hàng UOB của Singapore.
Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vào vòng gọi vốn này bao gồm: US International Development Finance Corporation (DFC), Smilegate Investment và Cocoon Capital.
Trước đó, thông tin từ DealStreetAsia chỉ ghi nhận việc BuyMed huy động thành công 33,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B.
Được biết, đây đã là lần thứ tư BuyMed nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, startup này liên tục được cấp vốn vào các năm 2019, 2020 và 2021 với tổng số tiền huy động lên tới 13 triệu USD.
Cộng với cả vòng gọi vốn lần này, BuyMed đã huy động được tổng cộng 64,5 triệu USD. Dự kiến, số vốn lần này sẽ được BuyMed sử dụng nâng cao các nền tảng công nghệ, mở rộng dịch vụ, cũng như cung cấp các phương pháp phân phối thuốc với giá thành hợp lý.

Mặc dù thị trường phân phối dược phẩm và chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt 73 tỷ USD vào năm 2024, tuy nhiên, BuyMed cho rằng thị trường này vẫn còn rất phân mảnh. Do đó, BuyMed mong muốn tạo ra một cuộc cách mạng để đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại châu Á trở nên dễ tiếp cận hơn và có giá cả phải chăng hơn.
"Chúng tôi muốn xây dựng hệ sinh thái trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ mà chưa ai dám xây dựng", BuyMed chia sẻ.
Được thành lập từ năm 2018, BuyMed trở thành "cầu nối" các công ty sản xuất, phân phối dược phẩm với khoảng 35.000 nhà thuốc, phòng khám trên 63 tỉnh, thành toàn quốc. Đây là mạng lưới nhà thuốc rất lớn có thể giúp các nhà cung cấp mở rộng độ phủ và tăng trưởng doanh số, nhất là các nhà cung cấp nhỏ lẻ.
Thông qua cổng điện tử thuocsi.vn của BuyMed hoạt động dưới dạng sàn TMĐT, các bác sĩ có thể tra cứu nhanh thành phần, công dụng, giá thuốc và đặt thuốc nhanh chóng. Dù là người dùng, hay y sĩ và nhà thuốc chỉ cần đăng ký tài khoản, mua thuốc trực tiếp trên web và thanh toán.
Đơn hàng sẽ được giao trong ngày. Thuocsi.vn hoạt động theo hình thức B2B, kết nối các nhà phân phối thuốc có uy tín được cấp phép, với 2 trung tâm xử lý đơn hàng rộng 12.000 m2 tại Bình Dương và Hà Nội.
Ngoài thị trường Việt Nam, BuyMed hiện đang có mặt tại 3 quốc gia Đông Nam Á khác là Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Các startup cần tự cứu lấy mình
Các startup cần tự cứu lấy mình
Thay vì nghĩ đến các phương án vay nợ, huy động vốn trong điều kiện kinh tế xấu đi, các chuyên gia cho rằng startup cần tập trung vào dòng tiền mà khách hàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.
Đưa 700.000 nhà bán hàng lên mây
Thành lập từ tháng 5/2019, SmartPay có hơn 700.000 nhà bán hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán) và cộng đồng hơn 40 triệu người dùng trong cả nước, thông qua sự hỗ trợ của Amazon Web Services.
Trải nghiệm công nghệ tạo sự khác biệt trong lĩnh vực thời trang
Thay vì lao vào cuộc cạnh tranh giảm giá, khuyến mãi dẫn tới lợi nhuận kinh doanh bị ăn mòn, CEO Fashtech ATN tin rằng công nghệ mới là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp thời trang Việt Nam phát triển.
Siêu ứng dụng đón đầu làn sóng du lịch hậu Covid-19
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng Grab sẽ đi đầu trong sự hồi sinh của ngành du lịch tại Đông Nam Á và chúng tôi đang nỗ lực để phục vụ những khách du lịch quốc tế tới khu vực này" - Russell Cohen - COO Grab chia sẻ.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.