Khởi nghiệp
Startup Việt chớp thời cơ tung dịch vụ đưa người say về nhà
Mặc dù chưa có khung giá chung, nhưng phần đông người sử dụng dịch vụ chấp nhận mức giá từ 300.000 đồng/lượt với xe máy, và 500.000 đồng/lượt với xe hơi, bao gồm việc đưa cả người và phương tiện về nhà an toàn.
Từ 1/1/2020, luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, siết chặt hơn các quy định về sử dụng, buôn bán, kinh doanh các loại đồ uống có cồn.
Theo đó, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe mô tô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo...) đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường.
Trước thực tế này, các dịch vụ đưa người say về nhà bắt đầu nhen nhóm phát triển ở Hà Nội, TP. HCM... Trên mạng xã hội, nhiều cộng đồng, hội nhóm được lập ra với mục đích cung cấp dịch vụ đưa đón, kết nối giữa người vừa uống rượu bia và tài xế.
Một số tài xế cho biết, mặc dù chưa có khung giá chung, nhưng phần đông người sử dụng dịch vụ chấp nhận mức giá từ 300.000 đồng/lượt với xe máy, và 500.000 đồng/lượt với xe hơi, bao gồm việc đưa cả người và phương tiện về nhà an toàn.
Trong số này, nổi bật là dịch vụ "Đưa tôi về nhà - tôi say rồi" của ứng dụng Rada - một startup của Việt Nam từng nhận được gói tài trợ 1 tỷ đồng từ Facebook. "Đưa tôi về nhà - tôi say rồi" là dịch vụ được Rada tung ra cách đây không lâu, nằm trong danh mục Cứu hộ giao thông.

Theo đó, người dùng chỉ cần click và truy cập vào ứng dụng sau khi vừa sử dụng chất cồn. Sau đó nhập số điện thoại cá nhân, cũng như địa chỉ điểm đón. Từ đây, ứng dụng Rada sẽ tìm kiếm, kết nối tài xế đưa người về nhà và đưa phương tiện về bãi đỗ mà vẫn đảm bảo an toàn cho phương tiện và tài sản của khách.
Theo tìm hiểu, mức giá dịch vụ Rada hiện tương đương với các dịch vụ đưa đón người say tự phát. Điểm khác biệt của ứng dụng này là có lượng tài xế đông đảo, nhân viên có bằng lái xe và kỹ năng điều khiển phương tiện, cam kết sẽ có mặt tối thiểu 2 người để đưa khách và xe về nhà.
Trước khi tung dịch vụ "Đưa tôi về nhà - tôi say rồi", Rada được giới thiệu lần đầu vào tháng 12/2015, khi đó chỉ tập trung hỗ trợ kết nối nhu cầu về dịch vụ cứu hộ, sửa xe máy.
Thời gian sau này, Rada mở rộng thành ứng dụng tìm kiếm dịch vụ theo địa điểm, bao gồm nhiều lĩnh vực như sửa thiết bị gia đình, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, xây dựng, điện nước, giúp việc, cứu hộ, làm đẹp…
Trước Rada, từng xuất hiện ứng dụng có tên Bạn uống tôi lái cũng được triển khai. Ứng dụng này cho phép người uống rượu đặt trước người lái xe về, với phí từ 200.000 đồng/30 phút. Tuy nhiên, tới năm 2019 thì dịch vụ này đã ngừng hoạt động.
Trong quá khứ, Uber Việt Nam cũng từng thử nghiệm giải pháp gọi xe cho người say vào năm 2015 tại Hà Nội, nhưng kết quả vẫn thất bại.
Nhiều người kì vọng, ngoài các dịch vụ hiện hành, các ứng dụng gọi xe như Grab, Go-Viet, Be, FastGo sẽ sớm nhập cuộc và tung ra các tính năng đưa đón người sử dụng rượu bia.
Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam
Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam
Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Startup Việt Nam đi tìm dòng vốn ngoại
Sự thiếu hụt về vốn và tiếp cận các nguồn vốn khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp rất nhiều rủi ro và có thể đóng cửa bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh đó, dòng vốn ngoại được xem là cứu cánh cho nhiều startup Việt Nam hiện nay.
Kyna.vn nhận vốn đầu tư từ Navigos Group
Navigos Group xác nhận đã nắm cổ phẩn chi phối tại Kyna.vn và Kynabiz.vn nhưng từ chối tiết lộ giá trị cụ thể của thương vụ.
Fintech Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực
Sở dĩ Việt Nam bật lên hẳn trong trong mảng fintech năm 2019 là có sự đóng góp lớn từ các thương vụ lớn là MoMo Pay và VNpay, cả đều trong mảng ví điện tử và thanh toán.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.