Khởi nghiệp
Startup Việt trong 'bão' virus Corona
Sự bùng phát của virus Corona (dịch nCoV) không chỉ khiến các doanh nghiệp lớn đau đầu, mà cả các startup cũng đang loay hoay xoay xở giữa cơn dịch bệnh.
Kinh doanh sụt giảm
Theo ghi nhận, hằng năm, thị trường tiêu dùng trong nước sau Tết đều giảm khoảng 10-20%, anh Tuấn Anh, CEO của Vua Nệm chia sẻ: “Thời điểm sau Tết, thị trường tiêu dùng sẽ giảm nhiệt do người dân tập trung mua sắm, trang hoàng nhà cửa trước đó. Tiếp đến, tình hình dịch bệnh cũng làm mọi người hạn chế đi ra ngoài. Số lượng khách đến tham quan mua sắm ở cửa hàng cũng giảm 17% so với trung bình tháng 2”
Về giáo dục, từ ngày 10/2 đến nay, trường học vắng vẻ, các trung tâm Anh ngữ, ngoại ngữ và trung tâm dạy kỹ năng hoàn toàn không có phụ huynh lui tới. Ban Giám hiệu và giáo viên các trường lo lắng tiến độ giảng dạy sẽ bị dời lại rất nhiều.
Trong khi đó hầu hết phụ huynh rơi vào khủng hoảng vì không biết phải gửi con ở đâu để có thời gian đi làm, có cách nào để các con ở nhà nhưng vẫn được cập nhật kiến thức và học tập đều đặn, đặc biệt đối với các bạn học sinh đang luyện thi các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế, ngoại ngữ (IELTS, TOEFL, SAT..) để kịp nộp hồ sơ du học thì thời gian này rất khó khăn. Dự báo nếu dịch bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu và lan rộng hơn, khả năng học sinh sẽ nghỉ đến hết tháng 3 cho đến khi mọi chuyện khả quan hơn.
Nếu tiếp tục giữ mô hình giảng dạy truyền thống đến khi có thông báo mới từ Bộ Giáo dục thì con số thiệt hại về tài chính đối với các cơ sở giáo dục là rất lớn. Riêng đối với YOLA, quyết định nghỉ học của Bộ Giáo dục đã ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng hơn 10.000 học sinh, phụ huynh và 300 giáo viên. Trong tháng 2, ước tính thu nhập của giáo viên YOLA giảm xuống 50% vì lịch giảng dạy bị hủy.
Tăng cường khuyến mãi và chuyển hướng "online hóa"

Trong khi offline sụt giảm thì ở Vua Nệm, các chỉ số thương mại điện tử không có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Cụ thể, số cuộc gọi online gọi đến Vuanem.com vẫn tăng 28,88%. Vua Nệm tích cực đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi trên các kênh online và offline để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm phù hợp với điều kiện gia đình.
“Chúng tôi không xem các chương trình khuyến mãi chỉ để kích cầu ngắn hạn. Các chương trình của chúng tôi đều được phân bổ theo chiến lược tổng thể, tích hợp online-offline để tạo tiền đề bứt phá sau khi dịch bệnh qua đi”, CEO Vua Nệm chia sẻ.
Quý 4 năm 2019 vừa qua, doanh thu thuần của Vua Nệm tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020, dự kiến năm công ty có kế hoạch tăng doanh thu 44%, tăng trưởng online 113%.
Trong khi ngành bán lẻ chạy đua với khuyến mãi và bán hàng online, các cơ sở giáo dục cũng bắt đầu đưa vào sử dụng các phương án học từ xa thông qua: zoom, skype,.. để giúp việc học tập của các học sinh không bị gián đoạn.
YOLA triển khai chương trình YOLA SMART Learning và chỉ trong vòng 24 giờ, YOLA đã nhanh chóng “chuyển” hơn 3.000 học viên lên nền tảng trực tuyến và vẫn giữ nguyên chất lượng giảng dạy, giáo viên, bạn học cùng lớp và giờ học như lớp học truyền thống. Sau hơn 2 tuần triển khai, đã có gần 6.000 học viên YOLA trải nghiệm và tham gia học tập trên nền tảng này.
Ngành logistics chung tay hỗ trợ cộng đồng, giải cứu nông sản

Nhằm chung tay cùng xã hội và đảm bảo nguồn cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho người dân phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn phòng chống và đẩy lùi dịch cúm Corona (bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi-rút Corona gây ra) đang diễn biến phức tạp, công ty Nhất Tín Logistics thực hiện chương trình hỗ trợ 50% giá cước cho những đơn hàng vận chuyển thiết bị, vật tư y tế sử dụng để phòng chống dịch cúm Corona (nCov).
Về nông sản, dù hiện đang được giải cứu rầm rộ, sản lượng thanh long và dưa hấu vẫn còn khá nhiều. Hơn nữa, đây là những loại hoa quả không trữ lạnh lâu dài được, giá thành khoảng 4.000-5.000/kg. Nhiều loại trái cây khác như xoài, chôm chôm, sầu riêng, mít… chỉ bảo quản được dưới 15 ngày.
Trong khi đó, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đánh giá, nếu dịch viêm phổi do virus corona gây ra kéo dài, việc thông thương qua cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế, chắc chắn lượng hàng hóa thông qua các cửa khẩu sẽ còn bị ảnh hưởng nhiều hơn trong thời gian tới.
Là nhà cung cấp chuỗi cung ứng lạnh với quy mô lưu trữ 40.000 pallet, ABA có thể đáp ứng được các nhu cầu về lưu trữ cho các loại hàng trái cây khác nhau nhu thanh long, cam, chanh, chuối…
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần quản quản lạnh các lọai nông sản này để bán ở dạng thực phẩm tươi thì việc lưu trữ lạnh lâu ngày sẽ dẫn đến việc giá thành bán ra sẽ còn cao hơn giá thành trên thị trường. Nên trên thực tế thì cần phải nhanh chóng đưa các loại hoa quả này vào sản xuất chế biến và lưu trữ ở dạng đông lạnh thì mới khả thi.
Do đó, ngoài việc ưu tiên đáp ứng các nhu cầu lưu trữ phân phối, ABA cũng chủ động hỗ trợ tìm kiếm, kết nối các nông trại với các nhà sản xuất lớn, giúp họ bảo quản lưu trữ sau khi qua chế biến để giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt đối với các loại hoa quả có thời gian bảo quản tươi ngắn.
Pharmacity cam kết không tăng giá

Gần 1 tháng kể từ khi Việt Nam xác định trường hợp đầu tiên bị nhiễm virus Corona, hệ thống nhà thuốc Pharmacity đã luôn nỗ lực để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.
Tính đến thời điểm này, Pharmacity đã cung ứng cho thị trường gần 10,5 triệu khẩu trang, khoảng 150.000 chai nước rửa tay và hơn 320.000 sản phẩm vitamin C các loại.
Qua góp ý, đề xuất của khách hàng, Pharmacity đã ghi nhận và linh động đưa ra các giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trước tình hình cực kỳ khan hiếm nguồn cung của khẩu trang như hiện nay.
Tuy nhiên, việc hạn chế nguồn nguyên liệu đầu vào; nhu cầu xuất khẩu tăng và 1 phần tâm lý mua khẩu trang để tích trữ của 1 bộ phận người tiêu dùng cũng tác động không nhỏ đến khả năng đáp ứng của chuỗi.
Bên cạnh đó, việc ưu tiên cung cấp khẩu trang cho các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến đầu… cũng là một trong những lí do Pharmacity chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh khẩu trang để hỗ trợ phòng chống virus Corona, Pharmacity còn cung cấp đa dạng các sản phẩm hỗ trợ quan trọng khác như gel/ xịt khử trùng tay, vitamin C, sữa tắm diệt khuẩn, khăn giấy…
Đây là các sản phẩm thiết yếu được giới chuyên môn khuyên dùng để người tiêu dùng đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân cũng như tăng sức đề kháng từ bên trong. Đại diện Pharmacity cho biết, tồn kho của các sản phẩm này hiện nay sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của thị trường.
Báo Hàn gọi 30Shine là chuỗi tóc lớn nhất Đông Nam Á
Việt Nam đón thêm 2 tân binh gọi xe nội
Hiện có hơn 10 ứng dụng gọi xe đã và đang hoạt động tại Việt Nam gồm: vận tải hành khách, giao hàng, giao đồ ăn... Dự kiến, trong năm 2020 này, sẽ có thêm ít nhất 2 hãng gọi xe nội tham chiến thị trường tỉ USD là: Unicar và Zuumviet.
Affirma Capital đầu tư 34 triệu USD vào công ty nhân sự Siêu Việt
Siêu Việt Group sở hữu 4 cổng thông tin việc làm có uy tín gồm TimViecNhanh, Vieclam24h, ViecTotNhat.com và MyWork
Việt Nam vượt Singapore về vốn đầu tư startup công nghệ
Hiện tại, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào thế hệ thứ 3, thời gian thành lập từ năm 2015 trở đi. Các startup ở giai đoạn này có điểm chung là sớm có tư duy hướng tới thị trường nước ngoài và chú trọng nhiều hơn tới việc xây dựng công nghệ cốt lõi mạnh mẽ như một lợi thế cạnh tranh.
Dừng thí điểm taxi công nghệ: Grab, FastGo toan tính gì?
Sau 4 năm thí điểm, thị trường gọi xe Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, hiện đạt quy mô lên tới 1,1 tỷ USD, tăng trưởng 57% mỗi năm, cao nhất ở Đông Nam Á.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.