Khởi nghiệp

Dừng thí điểm taxi công nghệ: Grab, FastGo toan tính gì?

Việt Hưng Thứ năm, 20/02/2020 - 08:09

Sau 4 năm thí điểm, thị trường gọi xe Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, hiện đạt quy mô lên tới 1,1 tỷ USD, tăng trưởng 57% mỗi năm, cao nhất ở Đông Nam Á.

Năm 2016, Quyết định 24 của Bộ GTVT cho phép thí điểm taxi công nghệ được xem là một quyết định "mở đường" cho các dịch vụ gọi xe trên mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam, gồm 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh.

Sau 4 năm thí điểm, thị trường gọi xe Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, hiện đạt quy mô lên tới 1,1 tỷ USD, gấp đôi giá trị năm 2018. Giai đoạn 2015 - 2019, trung bình mỗi năm thị trường gọi xe ở Việt Nam tăng trưởng 57% - cao nhất ở Đông Nam Á.

Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm. Điều này giải thích tại sao, Việt Nam liên tục thu hút đầu tư của các ông lớn quốc tế, lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Be...

Theo báo cáo gần nhất của ABI Research, Grab đứng đầu thị trường Việt Nam về số lượng cuốc xe hoàn thành. Theo đó, nửa đầu năm 2018, nền tảng này hoàn thành hơn 146 triệu cuốc xe, gấp gần 5 lần so với đối thủ thứ hai là Be (hơn 31 triệu cuốc).

Cũng theo số liệu này, Go-Viet đã hoàn thành gần 21 triệu cuốc xe, còn FastGo là gần 2,4 triệu cuốc, lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4 tại thị trường gọi xe Việt Nam. Các ứng dụng gọi xe khác chỉ chiếm tổng cộng hơn 200 ngàn cuốc.

Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab, FastGo toan tính gì?
Grab đứng đầu thị trường Việt Nam về số lượng cuốc xe hoàn thành

Mặc dù tăng trưởng nóng, nhưng thị trường gọi xe tại Việt Nam vẫn có những nút thắt liên quan tới hành lang pháp lý, như quy định thế nào là gọi xe công nghệ, quản lý các mô hình mới khác gì mô hình cũ, hoặc các doanh nghiệp như Grab, Go-Viet, FastGo là công ty công nghệ hay công ty vận tải...

Đến nay, duy nhất ứng dụng gọi xe Be của Việt Nam là chủ động đăng kí lĩnh vực kinh doanh vận tải, thay vì chờ đợi hướng dẫn của cơ quan nhà nước. Cuối năm ngoái, Nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014 đã được đưa ra dự thảo bàn bạc.

Vừa qua, Bộ GTVT đã có quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (như Grab, FastGo,...) kể từ ngày 1/4/2020.

Trong đó, Bộ GTVT nhấn mạnh và tập trung vào việc yêu cầu các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Điều 35 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Theo đó, các xe kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ đều được xác định là taxi. Khi được xác định là taxi, những chiếc xe này sẽ hoặc phải gắn “mào” taxi trên nóc xe hoặc là phải dán chữ "XE TAXI" bằng vật liệu phản quang trên kính trước và kính sau xe.

Trường hợp xe dưới 9 chỗ đang thí điểm là xe hợp đồng, kể từ 1/4, nếu tiếp tục hoạt động là xe hợp đồng phải cấp lại phù hiệu và dán lên kính xe, thực hiện xong trước ngày 1/7/2020. Trường hợp có nhu cầu chuyển sang xe taxi, phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo Nghị định 10/2020.

Trước những hướng dẫn nêu trên, đại diện Grab Việt Nam cho hay: "Thông báo về việc hết hiệu lực của Đề án thí điểm là một hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước và không ảnh hưởng gì đến hoạt động của Grab trên thị trường hiện nay".

Thông tin thêm, phía Grab Việt Nam cho biết công ty hiện đang nghiên cứu Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho mô hình hoạt động của mình, đồng thời tích cực làm việc với các cơ quan chức năng để tìm hiểu kỹ hơn về các quy định của pháp luật dành cho mô hình hoạt động đó.

"Nhưng dù lựa chọn phương án nào thì tuân thủ pháp luật và đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, đối tác tài xế, hướng đến sự phát triển của cộng đồng luôn là tôn chỉ hoạt động mà Grab hướng đến", đại diện này nói.

Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab, FastGo toan tính gì? 1
FastGo vẫn ưu tiên lựa chọn theo mô hình là ứng dụng kết nối vận tải

Theo đánh giá của đại diện FastGo, Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã quy định rõ ràng, chi tiết về loại hình kinh doanh taxi, xe hợp đồng và đơn vị chỉ cung cấp ứng dụng kết nối vận tải, điều này sẽ tác động lớn đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ.

Về phía FastGo, công ty ngay từ đầu vẫn ưu tiên lựa chọn theo mô hình là ứng dụng kết nối vận tải, tức là mô hình thứ 3 trong nghị định mới. Theo đó, FastGo sẽ cung cấp các giải pháp ứng dụng giúp các doanh nghiệp taxi và đơn vị kinh doanh xe hợp đồng để quản lý đối tác, lái xe, thiết lập chính sách kinh doanh với từng đối tượng khách hàng.

Với các đơn vị taxi hoặc kinh doanh chưa có hệ thống điều hành, FastGo sẽ hỗ trợ miễn phí. Với các đơn vị đã có ứng dụng công nghệ, FastGo cũng cho phép kết nối hai hệ thống với nhau để cùng khai thác khách hàng.

"Chúng tôi không thay đổi sứ mệnh là giúp các doanh nghiệp điện tử hoá, thích nghi với các sự thay đổi mới trong thời đại số. Nghị định mới này chỉ trong phạm vi Việt Nam, không ảnh hưởng đến các thị trường nước ngoài mà FastGo đang triển khai", đại diện FastGo chia sẻ thêm.

Dừng thí điểm taxi công nghệ từ ngày 1/4

Dừng thí điểm taxi công nghệ từ ngày 1/4

Tiêu điểm -  4 năm
Trước đó, việc thí điểm taxi công nghệ được thực hiện theo Quyết định 24 năm 2016 của Bộ GTVT. Quyết định 24 được xem là một quyết định "mở đường" cho các dịch vụ taxi công nghệ trên mô hình kinh tế chia sẻ được hoạt động tại Việt Nam.
Dừng thí điểm taxi công nghệ từ ngày 1/4

Dừng thí điểm taxi công nghệ từ ngày 1/4

Tiêu điểm -  4 năm
Trước đó, việc thí điểm taxi công nghệ được thực hiện theo Quyết định 24 năm 2016 của Bộ GTVT. Quyết định 24 được xem là một quyết định "mở đường" cho các dịch vụ taxi công nghệ trên mô hình kinh tế chia sẻ được hoạt động tại Việt Nam.
Mạng tuyển dụng TopDev nhận vốn đầu tư Hàn Quốc

Mạng tuyển dụng TopDev nhận vốn đầu tư Hàn Quốc

Khởi nghiệp -  4 năm

TopDev là một nền tảng tuyển dụng và việc làm dành riêng trong lĩnh vực IT sở hữu 300.000 hồ sơ lập trình viên, với 5.000 khách hàng thường xuyên là các công ty công nghệ tại Việt Nam và khu vực.

'Kháng thể' virus Corona ở Luxstay

'Kháng thể' virus Corona ở Luxstay

Khởi nghiệp -  4 năm

Ông Nguyễn Văn Dũng - nhà sáng lập & CEO Luxstay cho hay: "Những sự kiện bất khả kháng như việc dịch nCoV bùng phát ở Việt Nam nếu nhìn tiêu cực sẽ gây tổn thương cho ngành du lịch nói chung. Nhưng nhìn tích cực thì đây lại là cơ hội cho các đơn vị đặc thù. Quan trọng là doanh nghiệp cần chuẩn bị phương án ứng phó tốt nhất trong các trường hợp có thể xảy ra".

Cựu CEO Grab Việt Nam đầu quân cho VinID

Cựu CEO Grab Việt Nam đầu quân cho VinID

Khởi nghiệp -  4 năm

Việc cựu CEO Grab Việt Nam đầu quân cho VinID được dự báo sẽ mở ra nhiều hướng đi mới cho dự án. Một trong số đó là việc VinID có thể tham chiến cuộc chơi siêu ứng dụng tại Đông Nam Á.

Quỹ ngoại săn startup Việt Nam

Quỹ ngoại săn startup Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm

Năm qua, số lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước cho khởi nghiệp sáng tạo đang có xu hướng gia tăng sự hiện diện. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2019, lượng vốn thu hút được từ 29 thương vụ có công bố lên tới 751 triệu USD.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  3 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  7 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  7 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  8 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  11 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.