Khởi nghiệp
Sự sụp đổ của mô hình thương mại điện tử hàng hiệu giảm giá
Dù gọi được vốn 12 triệu USD và thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Leflair vẫn phải rời bỏ thị trường Việt Nam với lý do "khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn".
Ra đời năm 2015 tại Việt Nam, Leflair được sáng lập bởi hai doanh nhân trẻ người Pháp là Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun. Hai doanh nhân này đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi xây dựng Leflair theo mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho để đảm bảo quá trình kiểm tra quản lý chặt chẽ thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace).
Năm ngoái, Leflair công bố vòng gọi vốn Series B từ 2 quỹ đầu tư GS Shop và Belt Road Capital Management có trị giá 7 triệu USD, đưa tổng giá trị các vòng gọi vốn của công ty từ lúc thành lập đến nay đạt gần 12 triệu USD.
Dù gọi được vốn và thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Leflair vẫn phải rời bỏ thị trường Việt Nam với lý do "khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn". Đầu tháng 2/2020, website thương mại điện tử Leflair phát đi thông báo ngừng hoạt động ở Việt Nam sau hơn 4 năm tham gia thị trường.
Đại diện của công ty này cho biết: "Xây dựng, mở rộng hoạt động TMĐT đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Công nghệ, kho vận, nhân sự là những yếu tố thiết yếu để những công ty như chúng tôi có thể cải tạo và thay đổi ngành bán lẻ. Do đó, áp lực về nguồn vốn đối với Leflair ngày càng lớn theo sự phát triển, cùng với áp lực mục tiêu tạo lợi nhuận".
Là dự án triển khai theo mô hình flash-sale đã khá thành công tại châu Âu và Trung Quốc, Leflair mang đến cho khách hàng các ưu đãi giảm giá lên tới 70% trong một khoảng thời gian có hạn.
Đây được đánh giá là chiến lược khá thông minh của startup này bởi lẽ nó dường như khác biệt và có phần ngược lại với cách các đơn vị khác trên thị trường đang làm.

Cụ thể, Leflair hướng đến việc bán hàng với số lượng lớn trong thời gian ngắn và ít loại mặt hàng, trong khi các chợ điện tử thì ngược lại, bán rất nhiều mặt hàng khác nhau với số lượng ít. Điều này cho phép Leflair giành được lợi thế trong quá trình thương thảo với các thương hiệu, nhà phân phối nhằm mang đến cho khách hàng mức giá tốt nhất.
Bên cạnh đó, Leflair chọn mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho (inventory) thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace) nhằm giữ niềm tin với khách hàng.
Cụ thể, để đảm bảo chất lượng hàng hóa từ nhà cung cấp, Leflair áp dụng mô hình trữ hàng đầu tư hai kho tại Singapore và Hongkong với hệ thống kiểm tra quản lí chặt chẽ. Cách làm này xuất phát từ tâm lý người mua đồ hiệu thường truy xuất và đặt nhiều câu hỏi về cách món hàng được vận chuyển, bảo quản.
Đặc biệt, để tăng thêm sức hút, các mặt hàng của Leflair là hàng có thương hiệu, khá hiếm và nhập số lượng đủ để có mức giá tốt và độ hút hàng nhất định.
Song bản chất của flash-sale vẫn đi theo mô hình B2C (doanh nghiệp đến khách hàng), đây là mô hình không còn doanh nghiệp thương mại điện tử nào ở Việt Nam theo đuổi.
Có thể thấy, bộ tứ thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki hay Sendo đều đi theo mô hình Marketplace, tức có đến 60% hoặc hơn do các cửa hàng độc lập kinh doanh trên sàn, phần còn lại là do các sàn tự kinh doanh. Tùy mô hình mà các sàn có tỷ lệ tham gia kinh doanh ít hay nhiều.
Mô hình này bắt đầu nở rộ từ năm 2013 để giải quyết bài toán đa dạng mặt hàng của các sàn thương mại điện tử trong thời gian ngắn, yếu tố quan trọng để thu hút lòng trung thành của người mua hàng trực tuyến. Dòng vốn thay vì để nhập hàng trước kia được các doanh nghiệp dùng để đầu tư hệ thống kho bãi, giao nhận.
Trong khi đó, nếu đi theo mô hình B2C, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều tiền và thời gian để đạt được lượng mặt hàng phong phú cùng hệ thống kho bãi, giao nhận hoàn chỉnh.
Việc cần rất nhiều tiền đầu tư, trong một thị trường đã hình thành các doanh nghiệp thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là điều xa xỉ đối với Leflair.

Hiệu ứng Softbank hồi cuối năm 2019 như một cú đánh vào thị trường gọi vốn của các startup công nghệ. Liên tiếp các kỳ lân công nghệ chết yểu của Softbank làm giới đầu tư không còn tin vào các mô hình vung tiền đổi lấy tăng trưởng.
Ông Jeffrey Paine, đối tác quản lý tại Golden Gate Ventures cho biết, các khoản đầu tư của Mỹ sẽ đổ vào doanh nghiệp một cách có chọn lọc và chủ yếu vào giai đoạn phát triển cuối của vòng đời các doanh nghiệp khởi nghiệp.
"Các quỹ sẽ không mặn mà với những công ty khởi nghiệp hướng đến người tiêu dùng, điển hình như thương mại điện tử", ông Paine nói.
Dịch bệnh Covid-19, theo Bloomberg Economics, đã khiến kinh tế toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, tổn thất lên đến 2.700 tỷ USD là cú đánh chí mạng tiếp theo vào các công ty công nghệ cần tiền để tăng trưởng. Do đó, sẽ không còn nhà đầu tư nào để tâm trí vào một "chảo lửa" như thương mại điện tử.
Những năm đầu sáng lập, Leflair hoạt động thật sự mạnh mẽ và vượt trội. Leflair giải quyết hết tất thảy lo lắng của những người thích mua sắm hàng hiệu: sợ rủi ro trong quá trình mua hàng, mong muốn tìm được giá rẻ, thao tác mua sắm đơn giản và dễ dàng.
Ngoài ra, đội ngũ của Leflair cũng vô cùng chu đáo và tận tâm. Mỗi sản phẩm gửi đi đều được đính kèm với lời cảm ơn Gautier và Brun, những người sáng lập Leflair.
Thực tế, đội ngũ sáng lập Leflair quên mất rằng, thương mại điện tử không phải chỉ đơn thuần bán hàng, mà đó còn là "cuộc chiến đốt tiền".
Trong 4 năm hoạt động, Leflair bán ra cho hơn tổng cộng 120.000 khách hàng, thu về lợi nhuận mỗi năm đạt hàng chục triệu USD. Cũng giống các trang thương mại điện tử khác, Leflair cũng phải áp dụng các chương trình ưu đãi, flash-sale hấp dẫn để thu hút khách hàng.
So sánh với bộ tứ thương mại điện tử Việt Nam, con số 12 triệu USD của Leflair không là gì. Lazada được Alibaba đầu tư cho hàng tỷ USD; Tiki, Sendo có tin đồn sáp nhập để tăng sức mạnh; Shopee được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư ở Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore. Thương mại điện tử là cuộc chiến đốt tiền, khi đốt hết tiền Leflair sụp đổ. Ngoài ra, công ty được cho là còn đang nợ 500 nhà cung cấp, với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
Điều các sàn thương mại điện tử lo sợ nhất đã đến
Ứng dụng tiếng Anh Chip Chip nhận vốn từ quỹ ngoại
Ra mắt từ đầu năm 2019, ứng dụng Chip Chip là nền tảng học Tiếng Anh trực tuyến dành cho trẻ em với hàng trăm giáo viên Philippines giỏi. Hiện đang có hơn 2.000 lớp học mỗi tháng diễn ra trên nền tảng Chip Chip.
Chuỗi F88 cán mốc 200 phòng giao dịch trên toàn quốc
Cùng với việc mở rộng mạng lưới, F88 đã hoàn tất phát hành trái phiếu doanh nghiệp đợt 3 với tổng giá trị là 108 tỷ đồng.
Đề án hỗ trợ khởi nghiệp đặt mục tiêu 100 startup gọi được vốn
Sau 4 năm triển khai, Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạ đã hỗ trợ 110 doanh nghiệp với kinh phí hơn 100 tỉ đồng.
TP. HCM có ứng dụng dành riêng cho người đi xe buýt
Theo lãnh đạo thành phố, ứng dụng Go!Bus được hợp tác và phát triển bởi các doanh nghiệp là Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) và Grab Việt Nam, với thông điệp "Mang trạm xe buýt về gần bạn".
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng
Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.
Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.
Du lịch Diên Khánh, có thể bạn chưa biết?
Từng là thủ phủ Khánh Hòa xưa, Diên Khánh mang trong mình lớp lớp thăng trầm lịch sử, cuốn người ta vào một miền ký ức dung dị mà sâu xa.
Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).