Doanh nghiệp
Sữa VitaDairy muốn thu về 100 triệu USD từ bán cổ phần
Trong 3 năm từ 2017 đến 2020, nhà sản xuất sữa bột VitaDairy ghi nhận tổng doanh thu tăng lên gấp ba. Đến nay, VitaDairy đã có hơn 10.000 cửa hàng sữa bột trên cả nước, cung cấp sữa và các sản phẩm dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, nhà sản xuất sữa VitaDairy của Việt Nam đang lên kế hoạch bán 30% cổ phần để thu về ít nhất số tiền 100 triệu USD.
VitaDairy được thành lập từ năm 2005 bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam. Từ năm 2018 đến nay, công ty đặc biệt thành công khi khai phá và trở thành người dẫn đầu trong phân khúc dinh dưỡng miễn dịch.
Cụ thể, trong 3 năm (2017-2020), tổng doanh thu đã tăng lên gấp ba, theo thông tin trên website của hãng sữa này. Đến nay, VitaDairy đã có hơn 10.000 cửa hàng sữa bột trên cả nước, cung cấp sữa và các sản phẩm dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Một chuyên gia trong ngành sữa cho rằng, nếu chỉ đưa ra sản phẩm sữa tươi thông thường như các sản phẩm khác trên thị trường thì sẽ rất khó để chinh phục những khách hàng khó tính.
Chậm chân hơn so với các đối thủ, VitaDairy chọn sự khác biệt, chuyên sâu vào mảng sữa non miễn dịch qua việc ứng dụng sữa non trong tất cả các sản phẩm của mình.
"Sữa non tươi là một trong những quân bài chiến lược của VitaDairy trên con đường củng cố vị trí dẫn đầu, đồng thời là cây cầu để dẫn tên tuổi này từ một công ty chỉ mạnh về sữa bột lấn sân sang ngành sữa nước", chuyên gia này nói.
Sữa non tươi được kỳ vọng là giải pháp đáp ứng được tất cả những tiêu chí của cha mẹ, nên VitaDairy mong muốn dòng sản phẩm này sẽ thay thế các sản phẩm hiện nay và chiếm lĩnh được thị trường.
"Chúng tôi đã mất rất nhiều công sức để nghiên cứu thị trường và đưa ra sản phẩm hoàn hảo nhất, từ việc lựa chọn nơi để đặt trang trại và thiết kế để thu hoạch sữa non 24h đầu", bà Nguyễn Thị Hà - CEO VitaDairy từng chia sẻ.
Thay vì phân khúc khách hàng theo độ tuổi như sữa cho trẻ em, sữa cho người lớn, sữa cho người ốm, sữa cho người già; hoặc phân khúc khách hàng theo tình trạng bệnh lý và thể lý như sữa cho người béo, sữa cho người gầy, sữa cho người bị loãng xương… VitaDairy đưa ra công thức sữa bột và sữa non tạo ra dinh dưỡng miễn dịch.
VitaDairy đã nhận ra một nhu cầu ở khách hàng gắn với sữa, đó là tăng cường sức khoẻ, mà để có sức khoẻ thì cần "miễn dịch tự nhiên".
Theo số liệu của Nielsel IQ trong 6 tháng đầu năm 2022, VitaDairy đang là nhà sản xuất sữa bột lớn thứ ba tại Việt Nam với 10,1% thị phần. Trong khi đó, Abbott đang dẫn đầu với 20,4% thị phần, còn Vinamilk đạt vị trí thứ hai với 19,6% thị phần.
Từ thương vụ hàng trăm triệu USD ký kết năm 2019 để độc quyền sữa non ColosIgG 24h nhập khẩu từ Mỹ tại Việt Nam, VitaDairy đã sản xuất các dòng sản phẩm ứng dụng nguồn nguyên liệu sữa non 24 giờ đầu với chất lượng hàng đầu thế giới.
Hiện nay chính là giai đoạn VitaDairy "hái quả ngọt" khi tính thực hữu của dinh dưỡng miễn dịch được kiểm chứng bởi người tiêu dùng.
Không chỉ khẳng định vị thế với sữa công thức bổ sung sữa non, đầu năm 2021 VitaDairy "chơi lớn" khi chi khoảng 10 triệu USD mua trang trại bò sữa tại Tasmania, Australia và ra mắt sản phẩm chứa sữa non tươi về thị trường Việt Nam.
Cùng với việc đầu tư trang trại, hãng sữa này còn chú trọng vào việc phát triển công nghệ thu hoạch sữa non 24 giờ nhằm đảm bảo mang những giọt sữa non tươi đầu tiên về Việt Nam.
Thị trường sữa trẻ em chắc chắn sẽ còn nhiều biến động do mỗi năm có gần một triệu trẻ em chào đời. Thêm vào đó, thế hệ trẻ (Gen Z) đang là đối tượng quyết định xu hướng tiêu dùng tương lai.
Phía VitaDairy tin rằng, để chinh phục thị trường tỷ đô, doanh nghiệp ngành sữa cần phải năng động, biết đón đầu xu hướng, ứng dụng tinh tế và chân thành hơn khi đưa ra các giải pháp dinh dưỡng thật sự tốt cho sức khỏe, nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường và có những hoạt động truyền thông mang tính tương tác cao.
Theo Tổng cục Thống kê, trong hai năm 2020-2021, doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng.
Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là sữa bột và sữa nước. Theo một báo cáo của SSI research, năm 2020, đây cũng là 2 mảng chiếm cơ cấu doanh thu lớn nhất ngành sữa.
Thị trường sữa sắp có thêm 'bigboy' sau khi IDP đổi chủ
Bamboo Airways họp cổ đông bầu chủ tịch HĐQT mới
Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vừa thông báo về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 3 diễn ra sáng 15/9 tại Hà Nội.
Doanh thu của Viettel Global tăng 18% trong nửa đầu năm
Công ty ví điện tử tại các thị trường của Viettel Global có tăng trưởng rất ấn tượng: M_mola tại Mozambique 906%, Telemor Fintech tại Đông Timor 82%, Star Fintech tại Lào 81%...
Tasco được chấp thuận sáp nhập với SVC Holdings
HĐQT Tasco cho biết việc hợp nhất 2 tổ chức hướng tới các mục tiêu chính đó là xây dựng mô hình kinh doanh tích hợp theo chiều dọc, hướng tới phục vụ khách hàng trọn vòng đời sử dụng dịch vụ ô tô thay vì cung cấp một vài dịch vụ đơn lẻ.
VinFast trong cuộc đua gọi vốn ngành xe điện toàn cầu
Mức vốn hoá của các hãng xe điện tăng mạnh trong giai đoạn tiền rẻ đã mở đường cho việc huy động vốn trong mảng đầu tư được đánh giá là rủi ro này gặp nhiều thuận lợi hơn đáng kể.
Giảm ít nhất 1%/năm lãi suất vốn vay trồng lúa phát thải thấp
Trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ được ưu đãi tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn ít nhất 1%/năm.
Thúc đẩy kinh tế số và hỗ trợ cộng đồng yếu thế
Công ty CP Nghị Lực Sống vừa ký hợp tác cùng BigHeart MCN nhằm đồng hành hỗ trợ cộng đồng yếu thế làm kinh doanh trên nền tảng số.
Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024 được tổ chức ở Brazil và Saudi Arabia
Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024 do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới.
Gen Z đi du lịch: Tiết kiệm mà vẫn độc lạ!
Những vị khách du lịch gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới trong thời đại số, khi tận dụng công nghệ để tối ưu hóa trải nghiệm.
PVFCCo lần thứ 6 được công nhận Thương hiệu quốc gia
Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo) được công nhận là “Thương hiệu quốc gia” năm 2024, với hai sản phẩm Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Cần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư, với yêu cầu đánh giá đúng hiệu quả tài chính, kiểm soát rủi ro.
SeABank ba lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia
SeABank ba lần liên tiếp được Bộ Công thương bình chọn là Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là thương hiệu mạnh Việt Nam.