Doanh nghiệp
VinFast trong cuộc đua gọi vốn ngành xe điện toàn cầu
Mức vốn hoá của các hãng xe điện tăng mạnh trong giai đoạn tiền rẻ đã mở đường cho việc huy động vốn trong mảng đầu tư được đánh giá là rủi ro này gặp nhiều thuận lợi hơn đáng kể.
Trải qua hành trình niêm yết với nhiều “gian truân”, hôm 15/8, công ty xe điện VinFast của Tập đoàn Vingroup đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq thông qua việc hợp nhất với Black Spade Acquisition.
Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển toàn cầu của VinFast. Tuy nhiên, VinFast vẫn còn nhiều mục tiêu khác để chinh phục trên đất Mỹ, đặc biệt là khả năng tận dụng cơ hội huy động vốn để đảm bảo tài chính cho kế hoạch kinh doanh xe điện đầy tham vọng của công ty.
Trong bối cảnh thị trường xe điện toàn cầu đang cạnh tranh khốc liệt, VinFast hiện chỉ là một nhà sản xuất xe điện chưa đầy 3 năm tuổi.
Tương tự như nhiều công ty xe điện khác, VinFast ghi nhận khoản lỗ trong năm 2022 lên tới 2,1 tỷ USD. Trong quý đầu tiên của năm 2023, công ty lỗ ròng gần 600 triệu USD.
Mới đây, VinFast cũng vừa khởi công nhà máy sản xuất xe điện trị giá 4 tỷ USD tại bang Bắc Carolina. Đây sẽ là một trong những dự án trọng điểm của VinFast, nhà máy sẽ là nguồn cung chính cho thị trường Bắc Mỹ sau khi đi vào hoạt động với công suất giai đoạn 1 khoảng 150.000 xe/năm.
"Việc niêm yết trên sàn chứng khoán tại Mỹ không phải là một chiến lược tiếp thị mà là cơ sở để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dồi dào cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo", bà Lê Thị Thu Thủy, CEO VinFast Gobal chia sẻ.
Hồi tháng 4, VinFast nhận được cam kết 2,5 tỷ USD từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup. Nhưng nhu cầu về huy động vốn quốc tế là phần không thể thiếu trong kế hoạch của ban lãnh đạo VinFast ngay từ khi việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ còn ở những bước đầu tiên.

Trên đường đua huy động vốn ở phố Wall, các “tay đua” cùng ngành của VinFast đã đạt được những thành công nhất định, hàng tỷ USD đã rót vào các công ty xe điện trong vài năm qua bất chấp những khó khăn của thị trường tài chính.
Gần nhất, Lucid Group – hãng xe điện có gần 10 tỷ USD tổng tài sản và nổi tiếng với dòng xe điện cao cấp Lucid Air, đã huy động thành công 3 tỷ USD vốn đầu tư. Trong đó, số tiền 1,8 tỷ USD được huy động từ thương vụ phát hành riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu lớn nhất là quỹ Public Investment Fund (PIF) của Saudi Arabia và 1,2 tỷ USD tới từ việc chào bán ra công chúng với mức giá 6,83 USD/cổ phiếu.
Ngoài ra, trang tin Reuters vừa cho biết Tập đoàn Geely đến từ Trung Quốc đã nộp đơn xin IPO công ty con Zeekr tại Mỹ vào tháng 12/2022 (chỉ hơn một năm sau ngày thành lập) nhưng chưa cho biết chi tiết quy mô hoặc ngày niêm yết.
Gần đây, ban lãnh đạo Zeekr sắp tiến hành gặp mặt nhà đầu tư để chuẩn bị cho quá trình IPO tại Mỹ. Theo đó, Zeekr sẽ gặp nhà đầu tư trong hai tuần tại Hong Kong, Singapore, London, New York, Boston, California và Trung Đông để đánh giá mức độ quan tâm của họ đối với tiềm năng phát triển của công ty. Đồng thời, Zeekr cũng có kế hoạch huy động vốn 1 tỷ USD, qua đó định giá thương hiệu này hơn 13 tỷ USD.
Trước đó, Zeekr đã đạt mức định giá này trong vòng gọi vốn 750 triệu USD hồi tháng 2, nguồn tin của Reuters cho biết. Dù vậy, quy mô IPO cuối cùng sẽ còn phụ thuộc vào tình hình thị trường tài chính cuối năm nay.
Nếu Lucid Group nhận được sự hỗ trợ tài chính của PIF - quỹ đầu tư công khổng lồ tới từ Saudi Arabia thì Zeekr có lợi thế lớn với sự hậu thuẫn và hỗ trợ sản xuất từ công ty mẹ Geely – tập đoàn sở hữu Volvo và Polestar, cả hai đều đang tăng tốc doanh số bán xe điện ở châu Âu.
Trên thực tế, cuộc đua gọi vốn của các công ty trong lĩnh vực xe điện không phải mới khi xu hướng này đã bắt đầu diễn ra từ giai đoạn Covid-19, bất chấp tình hình kinh doanh khá “bết bát” của các doanh nghiệp này.
Dù vậy, lợi thế niêm yết trên sàn chứng khoán tại Mỹ giúp khả năng thành công của các thương vụ huy động vốn trong lĩnh vực ô tô điện là khá cao.
Cùng với đó, mức vốn hoá của các công ty sản xuất ô tô điện tăng mạnh nhờ hấp thụ lượng “tiền rẻ” khổng lồ trong giai đoạn Covid-19 đã khiến cho rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng “mở hầu bao” và mở đường cho việc huy động vốn trong mảng đầu tư được đánh giá là rủi ro này gặp nhiều thuận lợi hơn đáng kể.
Một số công ty xe điện lớn nhất thế giới hiện tại từng được định giá rất cao trong giai đoạn này, như Rivian. Trong suốt giai đoạn 2019 – 2021, Rivian đã huy động thành công hàng chục tỷ USD từ các vòng gọi vốn của mình. Có những lúc công ty khởi nghiệp này được định giá cao hơn 100 tỷ USD, cao hơn cả những gã khổng lồ như Ford dù chưa bán được chiếc xe nào.
Một số ông lớn trong ngành khác như NIO, XPeng và Li Auto cũng ghi nhận mức lỗ lũy kế lên hàng tỷ USD nhưng cũng chứng kiến mức vốn hóa tăng mạnh, cơ sở để thực hiện thành công các cuộc gọi vốn sau đó với mức giá tốt.
Với NIO, sau khi niêm yết trên sàn New York (NYSE) vào năm 2018, hãng xe này ghi nhận mức vốn hóa tăng gần 10 lần từ 6,69 tỷ USD lên đến 65 tỷ USD vào giữa 2021 trước khi điều chỉnh giảm còn khoảng hơn 19 tỷ USD hiện nay. Nhờ vậy, NIO đã huy động thành công 2,65 tỷ USD từ các nhà đầu tư trong năm 2020.
Bên cạnh đó, các tân binh mới được niêm yết trong năm 2020 như X Peng và Li Auto cũng từng đạt mức định giá lần lượt là 50 tỷ USD và 35 tỷ USD chỉ vài tháng sau khi chào sàn. Sau đó, Li Auto cũng đã công bố huy động được 1,1 tỷ USD, còn với Xpeng đã huy động được 2,45 tỷ USD trong năm 2020.
Ngay cả với Tesla, từ năm 2010 đến năm 2020, mặc dù Tesla phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên đến hơn 2,6 tỷ USD nhưng hãng xe này đã huy động thành công tới hơn 20 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Định giá công ty tăng mạnh từ mức hơn 50 tỷ USD trước giai đoạn Covid-19 lên mức đỉnh hơn 1.200 tỷ USD vào cuối năm 2021, trước khi điều chỉnh về quanh mức 730 tỷ USD hiện nay – vẫn gấp gần 15 lần định giá so với vài năm về trước.
Sau khi niêm yết, cổ phiếu VFS của VinFast cũng đang “gây bão” trên sàn Nasdaq khi hôm qua vượt trên 53 USD/cổ phiếu, giúp vốn hóa của hãng xe Việt Nam đạt 124 tỷ USD và trở thành một trong số các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn hoá lớn nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Tesla và Toyota.
Trao đổi với CNN, bà Thủy chia sẻ, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu các cơ hội gọi vốn đầu tư theo tình hình giao dịch của thị trường và số lượng cổ phiếu lớn hơn sẽ được đưa ra thị trường dự kiến trong khoảng 6 tháng đến một năm tới. CEO VinFast cũng tin rằng việc niêm yết thành công và thị trường chung đang phục hồi và sẽ giúp ích cho VinFast trong việc gọi vốn trong tương lai.
CEO VinFast lên sóng CNN nói về kế hoạch hậu niêm yết
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.
Thaco Trailers phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng phân phối toàn quốc
Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.