Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chuyển dịch sang năng lượng xanh, sạch là xu hướng chung của thế giới, trong đó, việc phát triển chuỗi cung ứng cũng như ngành công nghiệp phụ trợ là không thể chậm trễ.
Theo ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư), với những lợi thế về tự nhiên cũng như chiến lược phát triển rõ ràng, để trở thành trung tâm phát triển - cung ứng điện gió Việt Nam cần phát huy tốt nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành công nghiệp điện gió nói chung và ĐGNK nói riêng gắn với chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics trong thời gian tới.
Chính phủ cũng đã bước đầu hiện thực hoá bằng một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, cùng điện gió như Nghị định 111/2015/NĐ-CP, Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 17/1/2017…
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định để đẩy nhanh tốc độ hiện thực hoá những mục tiêu “xanh” mà Chính phủ đề ra, cần cụ thể và ban hành thêm những chính sách để công nghiệp phụ trợ năng lượng xanh có thể phát triển trong thời gian tới, bởi đây là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của ngành.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T cho rằng, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, công suất ước tính của năng lượng tái tạo (NLTT) Việt Nam đến năm 2030 là khoảng 44.000MW và sẽ tăng gấp 3 lần tức khoảng 144.000MW vào năm 2045.
Trong khi đó, phần lớn trang thiết bị công nghệ nguồn điện tái tạo hiện nay đều đa phần phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Điều này dẫn tới sự phụ thuộc rất lớn về mặt công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị ngoại nhập, đồng thời làm tăng chi phí đầu tư cũng như có những hạn chế, khó khăn trong việc chủ động cung ứng và định hướng nội địa hoá giảm giá thành sản xuất từ NLTT tại Việt Nam.
“Với tiềm năng mục tiêu phát triển NLTT của Việt Nam, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, cũng như cam kết của Chính phủ Việt Nam tại hội nghị COP 26, chúng tôi tin rằng trong thời gian tới nền công nghiệp NLTT cũng như nền công nghiệp phụ trợ cho NLTT phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu là rất sôi động bởi nhu cầu rất lớn”, bà Bình nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Sebastian Hald Buhl, Giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Tập đoàn Ørsted cho biết, Ørsted và T&T Group cam kết trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Để cụ thể mục tiêu này, Ørsted cùng T&T Group và các đơn vị cung ứng hàng đầu thế giới đã và đang xây dựng kế hoạch dài hạn hình thành chuỗi cung ứng cạnh tranh, đáp ứng không chỉ thị trường trong nước mà còn có thể đáp ứng nhu cầu thị trường khu vực Châu Á và trên thế giới.
Còn theo ông Pascal Langeais, Giám đốc bộ phận mua sắm và chuỗi cung ứng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Ørsted, mô hình đầu - cuối của Ørsted mang lại tầm nhìn dài hạn và động lực mạnh mẽ để đầu tư xây dựng một ngành công nghiệp nội địa bền vững.
Mặc dù ĐGNK là ngành còn mới tại Việt Nam nhưng Ørsted thấy rằng Việt Nam có nền tảng vững chắc để xây dựng chuỗi cung ứng lớn mạnh và cạnh tranh.
“Với kinh nghiệm toàn cầu của Ørsted và hiểu biết sâu sắc thị trường trong nước của T&T Group, hai bên có thể khởi động một ngành công nghiệp công nghệ cao mới tại Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá”, ông Sebastian Hald Buhl nhấn mạnh.
Nhìn về triển vọng tương lai, các cơ quan, chuyên gia, công ty trong chuỗi cung ứng tham dự hội nghị đều nhận định chuyển dịch sang năng lượng xanh, sạch là xu hướng chung của thế giới, trong đó, việc phát triển chuỗi cung ứng cũng như ngành công nghiệp phụ trợ là không thể chậm trễ, cần sớm có những chính sách phát triển hỗ trợ phù hợp để công nghiệp năng lượng xanh có thể ‘cất cánh’ tại Việt Nam.
Điện gió ngoài khơi có thể tạo tổng giá trị gia tăng trên 60 tỷ USD
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển trải dài trên 3.200 km, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió nói chung và ĐGNK nói riêng là rất lớn.
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thị trường ĐGNK với quy mô 5-10 GW vào năm 2030, giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 60 tỉ USD cho nền kinh tế. Nhiều tổ chức quốc tế cũng khuyến nghị quy mô để bảo đảm tính hiệu quả của ngành ĐGNK của Việt Nam ở giai đoạn đầu tiên tối thiểu khoảng 5 GW. ĐGNK có thể đóng vai trò quan trọng trong tổng cung năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh, phát triển ĐGNK tại Việt Nam là lĩnh vực mới, vì vậy, còn nhiều vấn đề cần được đặt ra và giải quyết thoả đáng, bao gồm việc xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng lưới điện, nâng cao năng lực thi công, xây lắp và đặc biệt quan trọng là phát triển chuỗi cung ứng nội địa.
Theo ông Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam ước tính khoảng gần 500GW về mặt kỹ thuật, là nguồn điện rất lớn so với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ năng lượng mới nói chung và NLTT nói riêng ngày càng phát triển với chi phí ngày càng cạnh tranh so với nguồn điện truyền thống.
Vì vậy, nguồn năng lượng điện gió được đánh giá sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gia tăng việc làm, tăng cường cung ứng trong nước và thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu “Tỉ lệ các nguồn NLTT trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030 và khoảng 25 - 30% vào năm 2045”.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 cũng nhấn mạnh: Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Trong đó, năng lượng là một lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên với các giải pháp đột phá nhằm xanh hóa các ngành kinh tế và xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để có thể hiện thực hoá cam kết của Thủ tướng tại COP 26, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.