Phát triển bền vững
Tái chế vẫn khó đủ đường
Ngành công nghiệp tái chế đang mở ra nhiều cơ hội mới nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại đang khó tận dụng được cơ hội, dẫn đến nguy cơ “mất sân chơi” ngay trên chính sân nhà.

Trên thế giới, nhiều nhà nhập khẩu các mặt hàng quần áo, thời trang đã đưa ra yêu cầu sản phẩm phải có tỷ lệ từ 30 – 60% là nguyên liệu tái chế. Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam đang phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu tái chế từ Trung Quốc.
Lý giải về điều này, ông Hồ Trung Kiên, Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết, hoạt động tái chế ở Việt Nam vẫn còn mang tính thủ công, nhỏ lẻ, chưa thể đáp ứng điều kiện chất lượng để sử dụng trong sản xuất hàng nhập khẩu.
Thực tế, không chỉ may mặc mà còn nhiều mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đang đứng trước yêu cầu xanh hóa chuỗi cung ứng và tăng cường sử dụng nguyên liệu tái sinh.
Tuy nhiên, ngành tái chế Việt Nam suốt hơn 40 năm qua vẫn rất manh mún và chỉ tập trung ở một số nguyên liệu nhất định, vừa không đáp ứng nhu cầu vật liệu tái sinh cho nền kinh tế, vừa lãng phí một lượng lớn rác thải có giá trị.
“Một số mảng như chất thải điện tử hay thủy tinh vẫn còn rất ít doanh nghiệp tham gia vào tái chế”, lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường lấy ví dụ tại Hội nghị và Triển lãm về công nghiệp tái chế, xử lý chất thải và công nghiệp môi trường Việt Nam do Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam tổ chức.
Sự manh mún, nhỏ lẻ của ngành công nghiệp tái chế, theo ông Kiên, đến từ việc các chính sách từ phía nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của ngành, bao gồm các chính sách về tiếp cận vốn, thúc đẩy xã hội hóa, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn tham gia vào ngành tái chế nhưng lại vướng phải rào cản đến từ chính quy hoạch của địa phương.
Thời gian qua, cùng với các chính sách nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, ngành công nghiệp tái chế đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình. Đặc biệt trong đó phải kể đến công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đặt ra yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm thu gom, tái chế sản phẩm của mình thông qua việc tự tổ chức, thuê bên thứ ba hoặc đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Ông Kiên cho biết, cơ hội lớn cho ngành công nghiệp tái chế khiến rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước lại đang khó đủ đường khi đầu tư vào ngành tái chế. Nói cách khác, doanh nghiệp tái chế Việt Nam đứng trước nguy cơ bị “mất sân chơi” ngay trên chính sân nhà.
Khẳng định sự cần thiết của việc kêu gọi doanh nghiệp Việt đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp tái chế, đặc biệt là đầu tư máy móc, công nghệ tiên tiến hướng đến “khép kín vòng lặp tuần hoàn”, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, đề nghị cần tạo thêm điều kiện để mở đường cho các công ty tái chế phát triển.
Ông Đặng Hữu Bình, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, thông tin, hiện cả nước có hơn 1,3 nghìn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có gần 400 lò đốt, hơn 900 bãi chôn lấp và chỉ có chưa đến 40 cơ sở sản xuất phân compost.
Công nghệ xử lý rác thải phổ biến nhất là đốt, chỉ có số ít địa phương có nhà máy đốt rác phát điện.
Ông Kiên nhìn nhận, hạn chế việc đốt rác cũng là một giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn bởi 80% lượng chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng.
“Đốt rác là đốt đi cơ hội để tăng tỷ lệ tái chế cho hàng hóa xuất khẩu, đốt đi tín chỉ carbon được hưởng từ tái chế, tái sử dụng”, lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nhấn mạnh.
Nhựa tái chế Duy Tân và La Vie bắt tay thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại
Coi tái chế là giải pháp thay thế cho chôn lấp hoặc đốt rác mà không có sự thay đổi ở khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng là cách tiếp cận của nền kinh tế tuyến tính, về lâu dài sẽ dẫn đến sự quá tải và cuối cùng là thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn.
Tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm tái chế vonfram hàng đầu thế giới
Trước đây, vonfram thường được biết đến là nguyên liệu để sản xuất dây tóc của bóng đèn sợi đốt, một sản phẩm cũ kỹ và “tốn kém” – tốn điện, kém sáng. Tuy nhiên, loại kim loại có độ cứng và độ bền cao này còn đóng vai trò thiết yếu cho nhiều ngành công nghệ mang tính thiết yếu và đột phá như dầu khí, năng lượng, ô tô, hàng không…
Giải pháp cho nhà tái chế tiếp cận vốn từ EPR
Các doanh nghiệp tái chế cần liên kết lại với nhau, nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chí về chất lượng cũng như tuân thủ pháp luật về môi trường để có thể nhận được dòng vốn từ cơ chế EPR.
Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn
Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.