Phát triển bền vững

Tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm tái chế vonfram hàng đầu thế giới

Phạm Sơn Thứ sáu, 09/06/2023 - 17:40

Trước đây, vonfram thường được biết đến là nguyên liệu để sản xuất dây tóc của bóng đèn sợi đốt, một sản phẩm cũ kỹ và “tốn kém” – tốn điện, kém sáng. Tuy nhiên, loại kim loại có độ cứng và độ bền cao này còn đóng vai trò thiết yếu cho nhiều ngành công nghệ mang tính thiết yếu và đột phá như dầu khí, năng lượng, ô tô, hàng không…

Chính vì những ứng dụng không thể thay thế cho cuộc cách mạng 4.0, sự kiện mỏ Núi Pháo (tỉnh Thái Nguyên) được phát hiện là mỏ vonfram có trữ lượng lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc đánh dấu một bước chuyển lớn cho ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam.

Năm 2010, Tập đoàn Masan chính thức tái khởi động dự án Núi Pháo, triển khai hoạt động khai thác và chế biến vonfram cũng như một số loại khoáng sản khác. Sau 13 năm, thông qua hợp tác và mua bán, sáp nhập với những đối tác lớn, Masan High-tech Materials đã biến hoạt động khai thác mỏ thành dự án chế biến vonfram chất lượng cao cung ứng cho toàn thế giới.

Mới đây, hướng đi mới, thể hiện tầm nhìn và tham vọng mới được lãnh đạo Masan High-tech Materials tiết lộ, bao gồm việc xây dựng nhà máy tái chế vonfram đầu tiên của châu Á tại Thái Nguyên. Trong buổi trò chuyện với TheLEADER, ông Craig Richard Bradshaw, Tổng giám đốc Công ty CP Masan High-Tech Materials, đã khắc họa chi tiết khát vọng và tiềm lực để thực hiện tham vọng xây dựng nhà máy tái chế vonfram, đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu thế giới về cung ứng vonfram chất lượng cao và bền vững.

Việt Nam sẽ trở thành trung tâm tái chế vonfram hàng đầu thế giới
Ông Craig Richard Bradshaw, Tổng giám đốc Masan High-tech Materials

Công ty đã đổi tên từ Masan Resources thành Masan High-Tech Materials, thay đổi định hướng từ một doanh nghiệp khai thác mỏ trở thành một nhà cung ứng vonfram chất lượng cao ứng dụng cho những ngành công nghệ cao. Vậy định hướng đó được thể hiện như thế nào?

Ông Craig Richard Bradshaw: Tháng 6/2020, sau khi mua lại nền tảng kinh doanh vonfram và các nhà máy sản xuất công nghệ cao của công ty H.C. Stack Tungsten GmbH, Masan Resources đã đổi tên thành Masan High-Tech Materials, đồng thời ký kết thiết lập liên minh chiến lược với Mitsubishi Materials Corporation, một nhà cung ứng vật liệu công nghệ cao đến từ Nhật Bản.

Dấu mốc đó thể hiện khát vọng toàn cầu của chúng tôi là chuyển đổi thành một đơn vị phát triển vật liệu công nghệ cao, tiên tiến, tích hợp 3 trọng tâm: phát triển bền vững; đổi mới sáng tạo; tập trung kiến tạo giải pháp để đem lại giá trị lớn hơn cho khách hàng.

Thấu hiểu những vấn đề mà ngành công nghiệp mà đại diện là các khách hàng đang vướng phải, Masan High-Tech Materials gần đây đã cho ra đời một số sản phẩm hướng tới giải quyết hiệu quả các vấn đề đó.

Việt Nam sẽ trở thành trung tâm tái chế vonfram hàng đầu thế giới 1
Kỹ sư làm việc tại mỏ Núi Pháo

Đơn cử như khi làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất và sử dụng pin, chúng tôi nhận ra vấn đề thường gặp là pin bị suy giảm chất lượng theo thời gian. Ví dụ, chiếc điện thoại chúng ta đang sử dụng dù các tính năng vẫn hoạt động ổn định nhưng pin bị hao mòn, giảm hiệu suất, bắt buộc phải thay điện thoại mới.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, nếu dùng vonfram vào sản xuất pin sẽ giúp pin có tuổi thọ cao hơn, hiệu suất tốt hơn và sạc nhanh hơn, từ đó vừa tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế lãng phí tài nguyên. Mới đây, chúng tôi cũng cho ra đời sản phẩm bột vonfram “starck2charge®” được thiết kế riêng dành cho pin sạc nhanh và an toàn.

Một sáng chế khác gần đây của Masan High-Tech Materials là hỗn hợp bột kim lại đặc biệt “starck2print®” ứng dụng trong công nghệ sản xuất bồi đắp (hay còn gọi là công nghệ in 3D). Công nghệ này tạo ra các hạt vonfram có hình dạng tròn, liên kết với nhau một cách đều đặn và vừa vặn.

Ngoài ra, Masan High-Tech Materials còn một định hướng đặc biệt để ứng dụng cộng nghệ cao vào phát triển bền vững, đó là tái chế vonfram ngay tại Việt Nam.

Ông có thể chia sẻ thêm về hoạt động tái chế vonfram?

Ông Craig Richard Bradshaw: Hãy tưởng tượng khi nhìn vào những sản phẩm hiện đại với công nghệ như “đến từ tương lai” và tự hỏi rằng những nguyên liệu cấu thành nên chúng đến từ đâu?

Tất nhiên, chúng ta vẫn phải dùng một lượng vật chất nhất định được khai thác từ dưới lòng đất. Tuy nhiên, tầm nhìn của chúng tôi là tận dụng những vật liệu, phế liệu có tiềm năng tái chế để sản xuất ra sản phẩm không chỉ công nghệ cao mà còn có tính bền vững cao.

Như đã nói ở trên, Masan High-Tech Materials đã mua lại nền tảng công nghệ và cơ sở sản xuất của H.C. Starck. Nhờ đó, chúng tôi tiếp cận được công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới của công ty này và đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động tái chế thông qua đưa công nghệ ấy từ Đức sang các quốc gia khác, đặc biệt là đưa về Việt Nam.

Trên nền tảng công nghệ ấy, chúng tôi mở rộng nghiên cứu khả năng tái chế những sản phẩm như pin điện thoại, máy tính, pin dùng cho xe cộ… Masan High-tech Materials đặt niềm tin rằng việc phát triển công nghệ mới sẽ giúp tái chế các chất thải từ pin sẽ sử dụng ít nước, ít năng lượng hơn và bền vững hơn so với những công nghệ hiện tại, từ đó thu hồi lại được không chỉ vonfram mà còn những vật chất quý giá khác như niken, lithium, coban và đồng.

Tái chế như một quá trình khai thác mỏ nhưng thay vì khai thác từ lòng đất, chúng tôi tận dụng những “mỏ đô thị”

Ông Craig Richard Bradshaw

Tổng giám đốc Masan High-tech Materials

Tái chế như một quá trình khai thác mỏ nhưng thay vì khai thác từ lòng đất, chúng tôi tận dụng những “mỏ đô thị”. Có thể thấy, hàng ngày có một lượng lớn rác thải phát sinh, đặc biệt ở những đô thị mật độ dân số cao như Hà Nội, Bắc Kinh, Thượng Hải, Seoul, Tokyo…

Trong đó, pin thải mà một nguồn tài nguyên đầy tiêm năng bởi biết bao sản phẩm điện thoại, máy tính hay nhiều đồ dùng công nghệ khác sử dụng pin, khi không còn được sử dụng nữa nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng giữ lại thay vì thải bỏ hoặc đem đi thu gom để được tái chế. Những mỏ đô thị đồ điện tử cũ, hỏng ấy chứa đầy vật liệu quan trọng như vonfram, niken…, có thể được tái chế triệt để để bổ sung nguồn vật liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Masan High-tech Materials đang xây dựng một nhà máy tại Đức để thí điểm công nghệ mới. Hiện tại, phần lớn hoạt động tái chế của công ty đang được thực hiện tại Đức. Chúng tôi muốn mở rộng hoạt động tái chế tại Việt Nam và đang trong quá trình xin phê duyệt của Chính phủ để đưa Vonfram vào danh mục nhập khẩu phế liệu.

Công nghệ tái chế pin để thu hồi vonfram cũng như các vật chất khác của Masan High-Tech khác biệt thế nào so với công nghệ truyền thống, thưa ông?

Ông Craig Richard Bradshaw: Phương pháp truyền thống để tái chế pin là đập vỡ chúng ra, sau đó phân thành các mảnh nhựa, nhôm, niken, đồng và cuối cùng là một hỗn hợp “bùn đen”. Người ta tiếp tục đun nóng chất “bùn đen” ấy, đốt cháy than chì trong đó và thu được một hợp chất chứa nhiều kim loại như coban, đồng, lithium, niken, vonfram…, rồi dùng phương pháp chiết xuất lỏng để thu hồi từng loại khoáng chất một.

Dự kiến rằng khoảng 2 – 3 năm tới, công nghệ tái chế pin thải của Masan High-tech Materials thậm chí sẽ được tối ưu và bền vững hơn so với hiện tại.

Ông Craig Richard Bradshaw

Tổng giám đốc Masan High-tech Materials

Phương pháp này đã lỗi thời và rất lãng phí nhưng lại yêu cầu pin thải đầu vào có chất lượng tương đối cao. Masan High-Tech Materials đã phát triển một công nghệ mới, không cần phải dùng nhiệt đốt, từ đó ít tiêu tốn năng lượng và nước hơn. Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu phát triển công nghệ tái chế, dự kiến rằng khoảng 2 – 3 năm tới, công nghệ tái chế pin thải của chúng tôi thậm chí sẽ được tối ưu và bền vững hơn so với hiện tại.

Việc nhập khẩu phế liệu thường ít được ủng hộ do lo ngại rằng nước nhập khẩu phế liệu sẽ vô tình trở thành “bãi rác” của thế giới. Masan High-Tech Materials nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Craig Richard Bradshaw: Chúng tôi đã trò chuyện với chính quyền huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và nhận ra nỗi lo lắng của họ về những “thứ còn sót lại” sau quá trình tái chế, liệu rằng có thể được xử lý hay sẽ tiếp tục đem đi chôn lấp? Chúng tôi thấu hiểu nỗ lo này. Tuy nhiên, với công nghệ tối ưu, chúng tôi đảm bảo sẽ không để lại bã thải sau quá trình tái chế.

Ngoài ra, Masan High-Tech Materials đặt mục tiêu tái chế 100% phế liệu để tạo ra những nguyên liệu thứ cấp có chất lượng cao. Điều này tương đối thách thức bởi lấy ví dụ như một chiếc điện thoại thông minh chứa vô vàn chất liệu khác nhau, khó có thể được tái chế triệt để bởi 1 đơn vị. Chúng tôi có 2 lựa chọn, là sẽ hợp tác với các đối tác để giả sử tái chế được 80% chiếc điện thoại, 20% còn lại sẽ chuyển giao cho các đối tác tiếp tục tái chế, hoặc sẽ xuất khẩu phần còn lại ấy sang tái chế ở một quốc gia khác.

Một định kiến khác đối với ngành tái chế là tái chế có thể gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. Tuy nhiên, với quy trình từ Đức, như đã nói ở trên, tôi có thể khẳng định việc tái chế của chúng tôi không gây ra tác động tiêu cực tới môi trường. Thậm chí, có một số đối tác Trung Quốc đã làm việc với chúng tôi với mong muốn được tiếp cận công nghệ tái chế hiện đại đến từ Đức.

Việt Nam sẽ trở thành trung tâm tái chế vonfram hàng đầu thế giới 4
Quy trình tái chế vonfram của H.C. Starck

Có một thực tế là rất nhiều phế liệu pin thải ở châu Á, từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan… đang được vận chuyển sang Mỹ hoặc châu Âu để tái chế, sau đó sản phẩm lại được đưa quay ngược trở lại sang châu Á. Mặt khác, nhiều khách hàng của của Masan High-Tech Materials muốn tăng hàm lượng vonfram tái chế trong các đơn hàng để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững. Tại một số thị trường lớn như Mỹ hay EU, yêu cầu ít nhất 10 – 20% nguyên liệu tái chế trong mỗi sản phẩm cũng được đưa ra như một chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Có thể thấy, nhu cầu tái chế vonfram cũng như nhu cầu cung ứng vật liệu vonfram tái chế trên thế giới đang rất rõ ràng. Vậy thì không có lý do gì để chúng tôi, với đầy đủ năng lực công nghệ, lại không xây dựng một trung tâm tái chế ngay tại Việt Nam, tận dụng cơ hội nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ vonfram thế giới.

Công nghệ tái chế của H.C. Starck đã thành công tại Đức suốt hơn 100 năm qua, chính là minh chứng cho hiệu quả kinh tế và môi trường của công nghệ này.

Ông Craig Richard Bradshaw

Tổng giám đốc Masan High-tech Materials

Công nghệ tái chế của H.C. Starck đã thành công tại Đức suốt hơn 100 năm qua, chính là minh chứng cho hiệu quả kinh tế và môi trường của công nghệ này. Tôi tin rằng nếu Chính phủ nhìn được cách chúng tôi đang và sẽ thực hiện, từ việc nhập khẩu, tái chế tạo ra thành phẩm chất lượng cao và xuất khẩu, Chính phủ sẽ cân nhắc về việc bổ sung vonfram vào danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để tái chế.

Masan High-Tech Materials rất tự tin vào công nghệ tái chế đến từ Đức cũng như tham vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm tái chế vonfram toàn cầu?

Ông Craig Richard Bradshaw: Masan High-Tech Materials, trước đây là Masan Resources, tái khởi động vào tháng 6/2010 chỉ từ con số 0. Đến nay, chỉ sau 13 năm, chúng tôi trở thành mỏ vonfram lớn nhất ngoài Trung Quốc, công ty cung ứng vonfram lớn thứ 3 thế giới và công ty tái chế vonfram số 1 toàn cầu.

Vẫn còn nhiều cơ hội phía trước đang chờ đợi! Chúng tôi tin rằng, với sự kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, cộng với công nghệ tái chế hiện đại của H.C. Starck, chúng tôi có thể chớp lấy những cơ hội ấy để tiếp tục dẫn đầu trong ngành tái chế vonfram công nghệ cao.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có dân số trẻ, có một lực lượng lao động trẻ đầy tài năng và năng lực nắm bắt công nghệ rất nhanh. Cùng nỗ lực của Masan High-Tech Materials, Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành trung tâm tái chế vonfram công nghệ cao để cung cấp vật liệu vonfram không chỉ cao cấp mà còn bền vững cho thế giới.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.

Masan đạt doanh thu hơn 18.000 tỷ đồng trong quý I

Masan đạt doanh thu hơn 18.000 tỷ đồng trong quý I

Doanh nghiệp -  1 năm

Ban lãnh đạo công ty cho biết bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức, nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Masan vẫn khả quan. Ban lãnh đạo sẽ tập trung vào cải thiện lợi nhuận với kỳ vọng vào nửa cuối năm 2023, lĩnh vực ngân hàng sẽ sáng sủa, lãi suất giảm, từ đó nâng cao khả năng sinh lời chung của tập đoàn. Masan tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 2 con số vào quý 2/2023

Masan High-Tech Materials đạt doanh thu kỷ lục

Masan High-Tech Materials đạt doanh thu kỷ lục

Doanh nghiệp -  1 năm

Năm 2023, Masan High-Tech Materials kỳ vọng sẽ đạt doanh thu khoảng 16.500 - 18.200 tỷ đồng, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực.

‘Nắn dòng’ phế liệu tới các nhà tái chế tiên tiến, đạt chuẩn

‘Nắn dòng’ phế liệu tới các nhà tái chế tiên tiến, đạt chuẩn

Phát triển bền vững -  1 năm

Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được kỳ vọng sẽ tạo ra hỗ trợ cho các nhà tái chế đạt chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

Bất động sản -  4 giờ

Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Leader talk -  7 giờ

Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.

CT Group tri ân các thầy cô giáo

CT Group tri ân các thầy cô giáo

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Doanh nghiệp -  8 giờ

Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Tài chính -  11 giờ

Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Tài chính -  11 giờ

Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.

Đọc nhiều