Tiêu điểm
Tăng mức xử phạt sai phạm đất đai
Các cơ quan quản lý phải đến cùng trong xác định hành vi sai phạm đất đai, cùng với đó là chế tài sắc bén, phù hợp với thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.

Bộ Tài nguyên và môi trường đang soạn thảo dự thảo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Dự thảo nghị định gồm 4 chương, 36 điều, quy định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt.
Tại cuộc họp báo cáo, cho ý kiến nội dung dự thảo, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, nhấn mạnh, nghị định phải bám sát nguyên tắc, quy phạm được quy định bởi pháp luật đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm bao quát, không để sót hành vi vi phạm, các đối tượng liên quan.
Phân tích ý nghĩa quan trọng của việc xác định đúng hành vi vi phạm, sai phạm đất đai, Phó thủ tướng nêu thực tế, một hành vi vi phạm có thể cấu thành từ nhiều hành vi vi phạm trước đó.
Hành vi này liên quan đến nhiều đối tượng khác ngoài người sử dụng đất như cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực đất đai…
Chính vì vậy, cơ quan soạn thảo phải đi đến cùng trong xác định hành vi vi phạm, sai phạm đất đai. Cùng với đó, nghị định cần có chế tài sắc bén, phù hợp với thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương.
Nghị định cần thiết kế theo hướng chính quyền các cấp đều có trách nhiệm phát hiện, xử lý, phòng ngừa các hành vi vi phạm đất đai. Phó thủ tướng đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý và chế tài xử lý các vi phạm liên quan đến đất ven sông, ven biển, bãi bồi, đất lấn biển.
Bên cạnh đó, cần áp dụng điều khoản chuyển tiếp đối với các hành vi vi phạm có yếu tố lịch sử. Việc xử lý vi phạm hành chính cần theo hướng "không chỉ xử lý mà phải khắc phục" bảo vệ lợi ích cho người sử dụng đất.
Tăng mức xử phạt
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, dự thảo nghị định quy định cụ thể 22 nhóm hành vi vi phạm hành chính về đất đai, trên cơ sở kế thừa các quy định trước đây, và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và quy định của Luật Đất đai năm 2024.
Cụ thể, cơ quan soạn thảo đã tăng mức xử phạt, bổ sung xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với nhóm hành vi sử dụng đất sai mục đích; hủy hoại đất; lấn đất, chiếm đất; không sử dụng liên tục đất trồng cây hằng năm, lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng.
Cùng với đó, các hành vi không tuân thủ các quy định chuyển nhượng quyền sử dụng, cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2024; vi phạm về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất; vi phạm về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai, vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai… cũng được quy định xử phạt cụ thể.
Theo Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy, những hành vi vi phạm, sai phạm đất đai đang diễn ra hết sức phức tạp. Việc xử phạt những hành vi vi phạm này hiện nay là chưa tương xứng.
Vì vậy, việc xây dựng và sớm ban hành nghị định là hết sức cần thiết với yêu cầu đặt ra là phải có các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm về đất đai; thúc đẩy phân cấp, phân quyền, thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý đất đai.
Tại dự thảo nghị định, các nội dung liên quan đến thẩm quyền xử phạt cần được rà soát để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra và các luật khác có liên quan nhằm đảm bảo không có sự chồng chéo trong xử phạt vi phạm hành chính.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dự thảo nghị định sẽ tiếp tục hoàn thiện, nhất là những nội dung liên quan đến khung xử phạt vi phạm; thẩm quyền xử phạt của UBND cấp xã; hình thức xử phạt bổ sung; xác định số lợi bất hợp pháp; xử phạt hành vi lấn đất và chiếm đất.
Sau khi được ban hành, nghị định sẽ là công cụ đắc lực, hiệu quả trong công tác quản lý, xử lý vi phạm về đất đai với những quy định mang tính phòng ngừa, răn đe cao, ông Duy nhấn mạnh.
Cấp bách gỡ vướng cho các dự án sai phạm đất đai
Khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế
Các chính sách đất đai thời kỳ mới sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo ra dư địa cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội.
Kiểm kê đất đai trên toàn quốc từ ngày 1/8/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm kê đất đai trên toàn quốc để đánh giá đầy đủ thực trạng nguồn lực, nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
Khó khăn trong số hóa dữ liệu đất đai
Việt Nam đang đạt được tiến bộ đáng kể trong quá trình số hóa dữ liệu đất đai, nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn cần giải quyết trước năm 2025, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.