Tiêu điểm
Cấp bách gỡ vướng cho các dự án sai phạm đất đai
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý tại các dự án trong các kết luận thanh tra là nhiệm vụ cấp bách giúp khơi thông nguồn lực đất đai.
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan và địa phương về phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.
Phó thủ tướng nhấn mạnh, đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong khơi thông nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Những sai phạm đất đai tại các dự án được nêu trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố có liên quan đến lịch sử để lại, sự thay đổi chính sách pháp luật qua các thời kỳ, vi phạm trong công tác quản lý nhà nước.
Trong đó nhiều sai phạm không thể khắc phục, xử lý nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù.
"Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý tại các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố là tiền đề quan trọng để giải quyết các dự án, đất đai ở trong tình trạng tương tự trên cả nước", Phó thủ tướng nói.
Thực hiện nghiêm việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý kéo dài
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm của các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.
Phó thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiếp thu các ý kiến, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn, bổ sung thành viên tổ công tác; các bộ, ngành, địa phương bám sát nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Các tỉnh/thành phố, theo thẩm quyền được giao, cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn, tham gia của các bộ, ngành, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án; rà soát, thống kê những dự án, đất đai tương tự, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét hướng xử lý.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm của các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án là nhiệm vụ cấp bách, phải làm hết sức trách nhiệm.
Đến ngày 15/8, các bộ tài nguyên và môi trường, kế hoạch đầu tư, xây dựng, tài chính, Ngân hàng Nhà nước, tư pháp… hoàn thành việc rà soát các khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý (đất đai, quy hoạch, đấu thầu, đấu giá, viện dẫn, áp dụng án lệ) trong quá trình giải quyết những dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
Từ đó, các bộ đề xuất, báo cáo tổ công tác, Thủ tướng Chính phủ những cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền quản lý chuyên ngành, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội.
Trong tháng 9/2024, các bộ, ngành, địa phương ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật (thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND) để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
Chính phủ sẽ xem xét ban hành nghị định sửa đổi bổ sung, quyết định theo thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ chuyên ngành xây dựng, trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
Khẳng định TP.HCM sẽ hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng kế hoạch, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi kiến nghị Chính phủ sớm ban hành một nghị định sửa nhiều nghị định.
Đồng thời, ông Mãi kiến nghị Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù đối với các dự án, đất đai có sai phạm theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Các cơ quan thanh tra, tố tụng, tư pháp cần sớm có văn bản kết luận đối với các dự án cụ thể.
Kiểm kê đất đai trên toàn quốc từ ngày 1/8/2024
'Vướng vào đất đai không rõ ràng, không ai dám làm'
TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh phải xóa bỏ được những nghi ngại cùng tâm lý sợ trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương để khơi thông dòng chảy bất động sản.
Đơn giản hóa thủ tục đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng
Các bộ ngành cần rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản.
Luật Đất đai mới tác động thế nào đến giá bất động sản
Bên cạnh các yếu tố có thể đẩy tăng giá bất động sản, cũng có ý kiến cũng cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 sẽ góp phần kiểm soát giá bất động sản.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.