Tài chính
Tăng trưởng tín dụng vẫn xa mục tiêu
ù còn 1 tháng nữa là hết quý II, tăng trưởng tín dụng vẫn còn cách xa mục tiêu 5% đề ra.
Trong cuộc họp thường kỳ tháng 5, Chính phủ cho biết tín dụng tính đến cuối tháng 5 chỉ tăng 2,41% so với cuối năm 2023 (tương đương với mức tăng 12,8% so với cùng kỳ), tương ứng dư nợ tín dụng đã tăng thêm hơn 326.800 tỷ đồng kể từ đầu năm.
Trong văn bản gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đề nghị các tổ chức tín dụng nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay, phấn đấu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến hết quý II ở mức 5 - 6%.
Chính phủ trước đó cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm vào khoảng 5%, cả năm khoảng 15%. Như vậy, dù còn một tháng nữa là hết quý II, tăng trưởng tín dụng vẫn còn cách xa mục tiêu đề ra.
Theo NHNN, trong những tháng đầu năm 2024, mặc dù thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) dồi dào và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các TCTD có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay ra nền kinh tế nhưng tín dụng vẫn gặp khó khăn.
Hai tháng đầu năm tín dụng toàn hệ thống vẫn giảm so với cuối năm 2023. Cụ thể, đến ngày 29/2, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Cùng kỳ năm 2023 dư nợ tín dụng tăng 0,87%. Mãi đến cuối tháng 3, tín dụng mới quay đầu tăng trưởng 1,34%, tuy nhiên, sau đó tín dụng lại chậm lại đáng kể.
Theo chứng khoán SSI, tăng trưởng tín dụng thấp cũng có mặt tích cực khi giúp cho thanh khoản hệ thống không gặp nhiều vấn đề mặc dù NHNN đã thực hiện các nghiệp vụ hút ròng trong tháng 5 nhằm ổn định tỷ giá.
Theo thông tin từ WiGroup, trong tháng 5, NHNN đã bán khoảng 5 tỷ USD dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá, tương ứng việc hút 125.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn cuối năm, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng cải thiện tốt hơn. Một trong những điểm sáng hơn trong bức tranh tăng trưởng tín dụng còn khó khăn là tăng cho vay của hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM tích cực hơn so với các địa phương.
Tại Hà Nội, tính đến cuối tháng 5/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố ước đạt 3,8 triệu tỷ đồng, tăng 1,14% so với tháng trước và 5,09% so với cuối năm 2023.
Con số này tại TP.HCM tính đến 31/5 ước đạt 3,61 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% so với cuối năm 2023.
Nhận định chung về tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho rằng, cho vay doanh nghiệp tiếp tục đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2024.
Theo MASVN, sự ảm đạm của thị trường bất động sản là lý do khiến mảng cho vay khách hàng cá nhân tương đối chậm, trong khi phân khúc ngân hàng doanh nghiệp tiếp tục được khai thác tối đa.
Mặc dù vậy, dựa trên mức tăng trưởng ổn định của giá căn hộ và tỷ lệ đặt chỗ tăng cao tại các dự án sắp mở bán, khả năng phục hồi đối với mảng cho vay mua nhà sẽ tích cực hơn trong nửa sau năm 2024, kéo theo đó là tín dụng cá nhân tăng trở lại.
Về phía cơ quan quản lý, NHNN đã yêu cầu các TCTD rà soát các dự án để đảm bảo cung ứng tín dụng kịp thời cho các dự án khả thi, đẩy nhanh việc xét duyệt cho vay, áp dụng các biện pháp, hình thức tài sản đảm bảo cho vay linh hoạt, phù hợp quy định của pháp luật, thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
NHNN cũng vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất. Trong đó, nhà điều hành đề nghị các tổ chức tín dụng tiếp tục nỗ lực giảm lãi suất cho vay từ 1-2% nhờ vào việc tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay.
Đồng thời, tín dụng hướng tới các động lực tăng trưởng truyền thống, các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhà ở xã hội... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, cùng với đó, các TCTD cũng cần phải duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.
Khơi thông dòng chảy tín dụng xanh
VietABank hoàn thành vừa vặn kế hoạch lợi nhuận năm 2024
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 với kết quả hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và chất lượng nợ vay được cải thiện.
'Số hoá' thành công, VietCredit đạt lợi nhuận 69,6 tỷ đồng
Báo cáo tài chính quý IV/2024 của Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit – mã CK: TIN) ghi nhận kết quả tích cực khi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 69,6 tỷ đồng.
Thủ tướng định hướng tín dụng vào nhà ở xã hội
Thủ tướng yêu cầu hướng tín dụng vào đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Đặc biệt, các ngân hàng cần nghiên cứu chính sách ưu đãi cho cả người phát triển và người mua nhà ở xã hội.
Lãnh đạo VPBank muốn chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB
Bà Phạm Thị Nhung, thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc VPBank vừa công bố thông tin muốn mua vào hơn 30 triệu cổ phiếu VPB của ngân hàng.
Số hóa ‘huyết mạch’ nền kinh tế
Đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng là khu vực có những hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, có tác động lan tỏa, thúc đẩy các lĩnh vực khác chuyển đổi theo.
Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025
Nhằm hướng tới GDP tăng 8% trở lên trong năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, tăng tín dụng 16%, điện năng 13%, đẩy mạnh đầu tư công từ đầu năm.
Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới
Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.
Thaco Auto ra mắt dòng sản phẩm mới Thaco bus và Thaco tải
Việc ra mắt Thaco bus thế hệ mới và Thaco tải, khẳng định năng lực làm chủ thiết kế, công nghệ từ nghiên cứu thị trường, đến sản xuất mẫu của Thaco Auto.
Doanh nghiệp xây dựng khởi sắc
Sau hai năm khó khăn, các doanh nghiệp xây dựng đang cho tín hiệu trở lại mạnh mẽ, với kết quả kinh doanh tiệm cận giai đoạn trước khủng hoảng.
Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số
Lãnh đạo trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tin rằng giáo dục là chìa khóa để mở ra tương lai cho kỷ nguyên số bền vững, thịnh vượng.
Cách gen Z chọn việc làm và những sai lầm khi tuyển dụng
Không chỉ thay đổi cách thức tìm kiếm việc làm, gen Z còn định hình lại những tiêu chí mà họ đặt ra đối với công ty và công việc.
Ngành sản xuất khởi đầu năm mới chậm chạp
Nhu cầu yếu đã dẫn đến lượng đơn hàng mới và sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm, kéo theo cắt giảm việc làm nhiều hơn.