Tập đoàn An Gia thận trọng mở rộng quỹ đất

Quốc Hải Thứ hai, 19/05/2025 - 10:58
Nghe audio
0:00

Trong khi các doanh nghiệp bất động sản đua nhau săn quỹ đất làm “của để dành” trước khi bảng giá đất mới được áp dụng, Tập đoàn An Gia lại chọn chiến lược thận trọng.

Năm 2025 sẽ là một cột mốc quan trọng đối với các doanh nghiệp bất động sản khi các Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) và Luật Đất đai mới đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Các luật này có hiệu lực đã tạo ra những thay đổi lớn trong khung pháp lý của ngành bất động sản.

Đặc biệt, trước khi bảng giá đất mới dự kiến áp dụng trên cả nước từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp bất động sản đua nhau đi săn quỹ đất làm “của để dành”. Bởi lẽ, doanh nghiệp bất động sản nào có quỹ đất lớn sẽ đồng nghĩa với lợi thế phát triển.

Vì vậy, ngay từ đầu năm 2025, loạt đại gia đầu ngành đã gia nhập cuộc đua rót tiền gom đất, mua dự án. Đơn cử như Công ty CP Xây dựng (DIC Holdings), Tập đoàn Khang Điền, Công ty CP Tập đoàn Ecopark, Công ty CP Vinhomes,... tại các tỉnh, thành như Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Long An, Hải Phòng, Bình Thuận,… để phục vụ hoạt động kinh doanh giai đoạn tới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, Công ty CP Đầu tư và phát triển bất động sản An Gia (An Gia) lại khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển quỹ đất thận trọng.

“An Gia đã nhận được nhiều lời đề nghị chào bán quỹ đất nhưng hiện tại công ty vẫn duy trì trạng thái chờ đợi, không vội vàng ký kết các thỏa thuận nếu không đảm bảo rõ ràng về pháp lý. Quyết định này thể hiện sự thận trọng của An Gia trong việc mở rộng quỹ đất, tránh những rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình triển khai dự án”, ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT An Gia nói tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.

Chậm mà chắc

Lý giải về chiến lược thận trọng ông Sáng cho biết, để một dự án triển khai tốt thì điều quan trọng nhất là pháp lý phải được hoàn thiện hoặc chỉ còn vướng một số vấn đề nhỏ. Trong khi đó, đa số dự án hiện nay là dự án mới, đang trong quá trình làm pháp lý cũng mất 1,5 đến 2 năm mới hoàn thiện.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của An Gia. Ảnh: DNCC

Chiến lược thận trọng của An Gia không khiến nhiều cổ đông bất ngờ bởi doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thiện pháp lý một số dự án lớn như The Lá Village 27ha và Westgate 2 (huyện Bình Chánh). Lẽ tất nhiên, khi bị vướng pháp lý thì tình trạng bị chôn vốn sẽ khó tránh khỏi, chưa kể áp lực lãi vay khi vay vốn để mua dự án.

Dù chọn chiến lược thận trọng nhưng An Gia vẫn có tiềm lực để phát triển trong vài năm tới. Theo ban lãnh đạo An Gia, doanh nghiệp đang có khoảng hơn 7.000 sản phẩm trên quỹ đất hiện hữu, mỗi năm đặt kế hoạch bán khoảng 2.000 - 3.000 sản phẩm. Như vậy, trong 3 – 4 năm nữa, An Gia đã đủ lượng hàng để bán, duy trì doanh thu, lợi nhuận.

Về kế hoạch phát triển trong năm nay, An Gia cho biết sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm. Trong đó, dự án đáng chú ý nhất là The Gió Riverside tại Bình Dương với quy mô 2,9ha, gồm hai tòa tháp cao 40 tầng và khoảng 3.000 căn hộ.

Dự án này được kỳ vọng sẽ là một trong những động lực chính cho doanh thu của An Gia trong tương lai, mặc dù lợi nhuận sẽ chỉ bắt đầu ghi nhận từ cuối năm 2026 trở đi.

Bà Huỳnh Thị Kim Ánh, Giám đốc khối tài chính cho biết, tháng 4/2025 An Gia đã tổ ra mắt dự án The Gió Riverside. Trong buổi ra mắt này, hơn 4.000 lượt đăng ký đã được ghi nhận, trong đó có 1.200 khách hàng đăng ký mua căn hộ. Dự án dự kiến sẽ mở bán đợt hai, An Gia kỳ vọng sẽ tiếp tục thành công như đợt đầu tiên.

Bên cạnh The Gió Riverside, An Gia cũng đang tập trung hoàn thiện pháp lý cho hai dự án lớn khác The Lá Village (27ha) và Westgate 2 (huyện Bình Chánh).

An Gia kỳ vọng Nghị quyết Chính phủ cho phép thí điểm chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở thương mại sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ pháp lý cho các dự án này.

Hiện tại, doanh nghiệp đang triển khai hồ sơ thí điểm và dự kiến trong 2 - 3 tháng tới, TP.HCM sẽ trình Hội đồng Nhân dân để thông qua. Nếu mọi việc thuận lợi, hai dự án này có thể hoàn tất pháp lý vào giữa hoặc cuối 2026 và có thể đưa ra thị trường sau đó.

Báo cáo của An Gia cho biết đã rót khoảng 2.800 tỷ đồng vào The Lá Village và Westgate 2 dưới dạng cho bên liên quan vay.

Ban lãnh đạo An Gia cho biết thêm, trước đây các quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ Nhật Bản đã đồng hành cùng An Gia trong các dự án trọng điểm. Tại The Gió Riverside, báo cáo tài chính hợp nhất ghi nhận tỷ lệ của công ty liên kết là 40% và An Gia sẽ hợp nhất sở hữu khi đủ điều kiện, dự kiến vào giai đoạn 2026 - 2027.

Tại các dự án The Lá Village và Westgate 2, An Gia cũng hợp tác với các quỹ Nhật Bản, với tỷ lệ sở hữu giữa An Gia và các quỹ duy trì cố định trong thời gian dài. 

Tuy nhiên, các quỹ có xu hướng giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phần tùy theo tình hình thị trường và khả năng triển khai dự án của An Gia. Công ty cũng cam kết sẽ tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông và có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ sở hữu trong tương lai.

Không chia cổ tức, giữ lại lợi nhuận để phát triển dự án

Năm 2025, An Gia đặt kế hoạch doanh thu thuần 800 tỷ đồng, giảm 58% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ dự kiến tăng 14%, đạt 340 tỷ đồng.

Theo bà Huỳnh Thị Kim Ánh, Giám đốc khối tài chính, kết quả kinh doanh năm nay sẽ chủ yếu từ sản phẩm hàng tồn của Westgate và Standard mà tập đoàn đã bán giai đoạn năm 2024.

Cụ thể, khoảng từ tháng 6 đến tháng 12/2024, An Gia bắt đầu bán tất cả giỏ hàng tồn của Westgate và Standard, tới hiện tại không còn sản phẩm tồn của hai dự án này.

Phương thức thanh toán lúc đó là 18 và 24 tháng, vì vậy điểm rơi doanh thu và lợi nhuận thuộc quý III/2025.

Đối với dự án The Gió Riverside, An Gia tập trung triển khai xây dựng và bán hàng năm nay nhưng điểm rơi lợi nhuận từ cuối 2026 trở đi. 

“Tỷ lệ sở hữu của An Gia tại dự án này là 40%, ghi nhận ở dạng công ty liên kết. An Gia dự kiến sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên thành công ty con, đủ điều kiện hợp nhất từ cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027”, bà Ánh cho biết thêm.

An Gia không chia cổ tức năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2024 là 1.291 tỷ đồng sẽ được giữ lại để phục vụ cho hoạt động đầu tư và phát triển các dự án trọng điểm.

Trước đó, An Gia đã duy trì chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% trong giai đoạn 2019 - 2021. Tuy nhiên, năm 2022 công ty không chia cổ tức và năm 2023 tỷ lệ cổ tức được chia là 25%. 

Quyết định không chia cổ tức trong năm 2024 và 2025 được đưa ra trong bối cảnh tình hình thị trường còn nhiều bất ổn và An Gia cần tập trung tài chính cho các dự án quan trọng trong tương lai.

Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT An Gia cho biết, việc giữ lại lợi nhuận để đầu tư vào các dự án trọng điểm sẽ giúp công ty nâng cao khả năng sinh lời trong tương lai và tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

An Gia sắp ra mắt dự án 3.000 căn hộ ở Bình Dương

An Gia sắp ra mắt dự án 3.000 căn hộ ở Bình Dương

Bất động sản -  5 tháng
Dự án The Gió Riverside với 3.000 căn hộ ở Bình Dương dự kiến được An Gia ra mắt sau sáu tháng khởi công.
An Gia sắp ra mắt dự án 3.000 căn hộ ở Bình Dương

An Gia sắp ra mắt dự án 3.000 căn hộ ở Bình Dương

Bất động sản -  5 tháng
Dự án The Gió Riverside với 3.000 căn hộ ở Bình Dương dự kiến được An Gia ra mắt sau sáu tháng khởi công.
Tags:
Tags:
Chìa khóa cho tăng trưởng của An Gia

Chìa khóa cho tăng trưởng của An Gia

Doanh nghiệp -  4 năm

Mặc dù nhận định triển vọng thị trường bất động sản năm nay là “thách thức thực sự” nhưng ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư và phát triển bất động sản An Gia lại tham vọng hơn về kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Nhóm quỹ Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của An Gia

Nhóm quỹ Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của An Gia

Doanh nghiệp -  3 năm

Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý đã trở thành cổ đông lớn tại Công ty Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia sau khi mua vào 8,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 9,8% vốn.

An Gia sạch nợ trái phiếu

An Gia sạch nợ trái phiếu

Doanh nghiệp -  11 tháng

An Gia chính thức lọt nhóm những công ty địa ốc hiếm hoi trên sàn chứng khoán có khả năng thu xếp trả hết nợ trái phiếu, tính đến thời điểm này.

'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

Doanh nghiệp -  1 ngày

Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.

CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng

CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  1 ngày

Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.

Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.

WHA tăng tốc đầu tư khu công nghiệp ở Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

WHA tăng tốc đầu tư khu công nghiệp ở Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Dù kinh tế toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn WHA vẫn liên tiếp công bố hàng loạt dự án mở rộng tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn.

EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá

EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá

Doanh nghiệp -  2 ngày

EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.

ESG: ‘Điều kiện cần’ để đón dòng vốn ngoại

ESG: ‘Điều kiện cần’ để đón dòng vốn ngoại

Phát triển bền vững -  49 phút

Nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến các doanh nghiệp có lộ trình thực hành ESG bài bản, hiệu quả, từng bước biến cam kết thành hành động cụ thể.

Giá vàng hôm nay 19/5: SJC bật tăng, phản ứng sớm với tin thuế Mỹ

Giá vàng hôm nay 19/5: SJC bật tăng, phản ứng sớm với tin thuế Mỹ

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 19/5 tăng mạnh từ 500 - 1.300 nghìn đồng ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC, bất chấp quốc tế chưa phản ứng đáng kể với tin tức ngừng đàm phán thương mại của Mỹ.

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Bộ đệm dự phòng mỏng hơn, ACB đối mặt bài toán nợ xấu ra sao

Tài chính -  2 giờ

Việc Thông tư 02 hết hiệu lực đã dẫn đến một số khoản vay bị phân loại lại, qua đó ảnh hưởng đến các chỉ số về nợ xấu của ACB.

Hệ sinh thái sống và nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Thanh Xuan Valley

Hệ sinh thái sống và nghỉ dưỡng đẳng cấp tại Thanh Xuan Valley

Bất động sản -  2 giờ

Kế thừa kinh nghiệm phát triển những điểm đến vươn tầm quốc tế tại Phú Quốc, Hạ Long hay Viêng Chăn (Lào), BIM Land đã thiết lập tại Thanh Xuan Valley một hệ sinh thái sống đẳng cấp gồm hơn 240 tiện ích và dịch vụ 5 sao, chạm đến những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

Leader talk -  18 giờ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.