Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Những chia sẻ về chiến lược phát triển bền vững, và quy trình sản xuất xanh, tuần hoàn “từ đồng cỏ XANH tới ly sữa SẠCH” của TH true MILK gây ấn tượng tại diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh”, tổ chức ngày 20/4 tại Hà Nội
Sự kiện do Bộ Công thương chủ trì, phối hợp tổ chức với các đối tác trong nước, quốc tế. Đây là nơi gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ những ý tưởng để đưa Việt Nam trở thành quốc gia xanh, vững mạnh và phát triển.
Doanh nghiệp thành công là góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia uy tín
Báo cáo từ Brand Finance - tổ chức tư vấn định giá thương hiệu độc lập đến từ nước Anh cho thấy, Việt Nam đang được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2020-2022.
Cụ thể, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 tăng 29,1% so với năm 2019, đạt mức 319 tỷ USD; năm 2021 tăng 21,6% so với năm 2020 (388 tỷ USD); năm 2022 tăng 11,1% so với năm 2021 (431 tỷ USD).
Các chuyên gia tham gia sự kiện nhấn mạnh vai trò và đóng góp của những doanh nghiệp tiên phong, thành công trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia. Ông Alex Haigh, Giám đốc Điều hành Brand Finance châu Á-Thái Bình Dương cho biết, những kinh nghiệm xây dựng thương hiệu và hình ảnh quốc gia từ các đất nước khác nhau trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… cho thấy, việc có những doanh nghiệp, doanh nhân, sản phẩm, thương hiệu mạnh của đất nước là chìa khoá để xây dựng thương hiệu và hình ảnh quốc gia.
Đồng ý với quan điểm trên, Giáo sư danh dự Đại học bang California (Mỹ), tại Việt Nam - Bà Nancy Elizabeth Snow nhấn mạnh: “Có thể thấy, đằng sau một thương hiệu quốc gia uy tín là các câu chuyện thành công của thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Và cho dù là thương hiệu của doanh nghiệp hay của đất nước, tất cả đều nên được tạo bởi một câu chuyện hấp dẫn”.
THƯƠNG HIỆU XANH: Thời thượng và hấp dẫn nhưng cần làm “thật” – TH true MILK để lại dấu ấn
Tại lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết bên cạnh tăng trưởng vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam “đã dần bắt kịp với xu thế toàn cầu là đầu tư vào giá trị thương hiệu bền vững, góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam".
Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh chính là hành động thiết thực chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đang bắt kịp xu thế phát triển thương hiệu bền vững trên thế giới.
Giáo sư Robert McClelland - Trưởng khoa Kinh doanh, Đại học RMIT cho rằng, muốn có thương hiệu Việt Nam Xanh, trước nhất, Việt Nam cần hướng đến sản xuất xanh. Điều này là yêu cầu tiên quyết khi Việt Nam chủ động hội nhập thị trường toàn cầu và tham gia sâu vào các hiệp định đa phương cũng như song phương thế hệ mới như CPTPP, EVFTA…
“Thực hiện tốt sản xuất xanh chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do và đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… Từ đó, Việt Nam mới có cơ hội định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh. Và còn câu chuyện nào hấp dẫn hay thời thượng bằng THƯƠNG HIỆU XANH lúc này” - Giáo sư Robert McClelland phân tích.
Mang đến diễn đàn câu chuyện của một Tập đoàn kiên tâm theo đuổi con đường sản xuất các sản phẩm hoàn toàn từ nhiên nhiên, bà Hoàng Thị Thanh Thủy - Trưởng ban Điều phối Dự án phát triển bền vững Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK) gây ấn tượng mạnh mẽ và đầy cảm hứng khi chia sẻ về quy trình sản xuất tuần hoàn “từ đồng cỏ XANH tới ly sữa SẠCH”.
“Chúng tôi vẫn được biết đến như là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành sữa tươi sạch tại Việt Nam, và hiện đang triển khai để đồng thời trở thành doanh nghiệp tiên phong ứng dụng những sáng kiến phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn” - bà Thanh Thủy chia sẻ.
Theo đó, ngay từ ngày mới thành lập, tập đoàn TH đã ứng dụng những công nghệ hàng đầu thế giới trong nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa và chến biến sữa; sử dụng hệ thống phần mềm quản trị tiên tiến thế giới như: quy trình chăn nuôi, quản lý chuồng trại đến từ Israel hay những phần mềm phối trộn thức ăn từ Italia, phần mềm quản lý thú y từ New Zealand, quy trình sản xuất nước tinh khiết, xử lý nước thải nghiêm ngặt từ Nhật Bản… TH đã đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời trên các mái chuồng trại chăn nuôi bò sữa nhằm vừa sản xuất ra năng lượng xanh và giúp đàn bò giảm hấp thu nhiệt khi mùa hè đến.
Trong chuỗi sản xuất tuần hoàn tại Tập đoàn TH, sản phẩm phụ và rác thải của quy trình này luôn trở thành nguyên liệu đầu vào tại một quy trình khác. Ở đó vòng đời của vật liệu được duy trì lâu nhất có thể trước khi thải ra môi trường, từ đó phát thải được giảm thiểu. TH cũng thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với việc kiểm soát tác động tới môi trường.
“Tập đoàn TH đã ứng dụng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững xuyên suốt tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng tôi từ những ngày đầu thành lập. Trải qua hàng chục năm đạt “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” cho nhiều nhóm sản phẩm, cũng như các thương hiệu quốc gia khác, thương hiệu TH hội tụ ba yếu tố: sức mạnh thương hiệu, tư duy đổi mới sáng tạo và tiên phong” - Trưởng ban Điều phối Dự án phát triển bền vững Tập đoàn TH khẳng định.
Ông Alex Haigh đánh giá, mô hình kinh tế xanh của tập đoàn TH chính là một “case study” rất ấn tượng để Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương đưa vào chương trình nghiên cứu, đánh giá thương hiệu phát triển bền vững trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy thương hiệu xanh mang lại lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ giao Bộ Công Thương thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành triển khai. Mục tiêu của chương trình là thông qua thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) gắn với các giá trị “Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong” nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia uy tín về hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao. Từ đó tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Để đạt Thương hiệu Quốc gia, các sản phẩm - dịch vụ phải đạt những tiêu chí khắt khe như được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, có khả năng xuất khẩu và thay thế sản phẩm nhập khẩu; chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường nội địa và trong kim ngạch xuất khẩu, được người tiêu dùng lựa chọn.
Tập đoàn TH đã được vinh danh 8 năm liên tiếp với 5 nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia, gồm Sữa tươi tiệt trùng TH true MILK, Kem TH true ICE CREAM, Sữa hạt TH true NUT, Nước tinh khiết TH true WATER và Nước uống sữa trái cây TH true JUICE milk.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.