Cách mạng công nghệ 4.0 với sự trỗi dậy của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm dấy lên những lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong bối cảnh công nghệ, vốn con người ngày càng được coi trọng và được ưu tiên.
Nền tảng vĩ mô ổn định, duy trì được niềm tin từ phía người dân cũng như nhà đầu tư quốc tế là liều vắc xin giúp Việt Nam tránh được khủng hoảng dài hạn, chuẩn bị cho thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ hơn, bắt kịp với thế giới.
Chịu ảnh hưởng chồng chất từ nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải vật lộn với bài toán đảm bảo nguồn cung, quản lý dòng tiền cũng như xây dựng kế hoạch ứng phó với các kịch bản tồi tệ có thể xảy đến trong tương lai.
Covid-19 đã khiến gần 31,8 triệu lao động ở Việt Nam phải nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập hoặc mất việc. Trong đó, lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Tăng trưởng GDP năm 2020 được dự báo chỉ đạt 1,8% do tiêu thụ nội địa, nhu cầu bên ngoài thấp hơn đáng kể so với dự kiến trước đó, theo Ngân hàng phát triển châu Á.
Bên cạnh các kỹ năng mềm được đánh giá cao, các nhà tuyển dụng hiện nay cũng tìm kiếm các ứng viên sở hữu khả năng làm việc linh hoạt, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong bối cảnh dịch Covid-19.
Trong phản ứng với Covid-19, doanh nghiệp cần quan tâm tới các vấn đề trong quan hệ với người lao động nhằm tránh rủi ro làm trái các quy định về pháp luật lao động hiện hành, bị truy vấn thuế hay chịu các khoản phạt phát sinh trong tương lai.
Có một điều chắc chắn nữa là hiện nay đang có một nền kinh tế mới dần dần được định hình bởi những thói quen và quy định mới như giãn cách xã hội, cẩn trọng về vệ sinh, hạn chế đi lại, tiếp xúc. Đó được gọi là “nền kinh tế ít chạm” (Low touch economy)
Số người chết vì nạn đói do Covid-19 được dự báo sẽ cao hơn mức tử vong do nhiễm dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 đang giáng đòn lên các nền kinh tế trên thế giới nhưng cũng làm rõ thêm các lợi ích chính của công nghệ phi tập trung và tiền kỹ thuật số.