Thiết kế doanh nghiệp hạnh phúc

Trần Xuân Hải – CEO Công ty Missionizer Thứ bảy, 13/02/2021 - 09:45

Chưa bao giờ, nhu cầu sống hạnh phúc lại cần thiết như ngày nay. Hàng triệu con người trên toàn thế giới đột nhiên thất nghiệp. Hàng tỷ người bị ảnh hưởng về kinh tế, giảm thu nhập. Tất cả chúng ta dường như đều có lý do để trở nên bất an hơn. Liệu chúng ta có thể cảm nhận được hạnh phúc ngay cả trong giữa những khó khăn, thách thức khổng lồ mà toàn thế giới đang đối mặt? Phải chăng, khi chúng ta làm được, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với chính mình ngày hôm qua?

Hạnh phúc xuất phát từ cách chúng ta hành động

Hạnh phúc là cảm giác não chúng ta nhận được khi chúng ta làm những điều “đúng”. Qua hàng triệu năm, não chúng ta đã được tiến hóa để cảm nhận được cảm giác sung sướng hạnh phúc với từng hành động chúng ta thực hiện để giúp chúng ta tồn tại giữa thiên nhiên khắc nghiệt. Hạnh phúc chính là điểm then chốt giúp loài người phát triển mạnh mẽ, gắn kết, sáng tạo, săn tìm những giải pháp mới để phát triển.

Các nhà khoa học đã tìm ra năm chất ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc của chúng ta và cách tạo ra chúng; đó là: dopamine, tạo sung sướng khi đạt được điều chúng ta đi tìm kiếm và kích hoạt khát khao săn tìm điều chúng ta muốn; endorphin, độ lâng lâng khi che dấu cơn đau thể xác và kích hoạt khát khao vận động mạnh; oxytocin, cảm giác thoải mái khi có cộng đồng cùng sống, cùng làm việc, cùng bảo vệ lẫn nhau và kích hoạt khát khao thuộc về một cộng đồng nào đó; serotonin, cảm giác an toàn khi cảm thấy mình quan trọng với cộng đồng và kích hoạt khát khao được ghi nhận, tôn trọng; cortisol, cảm giác lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, khi không đạt hoặc có thể không đạt được những điều chúng ta muốn.

Con người của hàng ngàn năm trước hàng ngày phải săn thú, hái lượm, vận động rất nhiều. Năm chất nêu trên giúp họ tồn tại trong thiên nhiên khắc nghiệt, gắn kết nhau lại, bảo vệ lẫn nhau để cùng chiến đấu, cùng sống. Họ dễ chiến thắng khi hái được quả ngon hay săn được con mồi. Họ cũng dễ dàng chia sẻ thành quả, cũng dễ dàng thấy người bên cạnh thực sự cùng chiến đấu bảo vệ mình. Họ thấy mình thuộc về cộng đồng và khi xa khỏi cộng đồng, họ thấy bất an, cô độc, sợ hãi và khó chiến thắng hơn. Khi đóng góp vào cộng đồng, họ cũng nhận được sự tôn trọng và ngược lại không nhận được sự tôn trọng khi không có đóng góp. Năm chất nêu trên giúp con người cảm thấy cần phải làm những điều như vậy và ngăn cản những hành động đi ngược lại, tạo sự bất an, lo lắng, sợ hãi.

Tại sao chúng ta không hạnh phúc hơn khi chúng ta đang sống tiện nghi hơn?

Các nhà khoa học đã chỉ ra xã hội ngày nay sống sung túc, thoải mái dễ chịu hơn nhiều chục năm về trước rất xa, nhưng chúng ta ngày càng dễ căng thẳng hơn, cô đơn hơn, đặc biệt cả trong những cộng đồng lớn như sống trong thành phố, làm việc tại doanh nghiệp lớn.

Thiết kế doanh nghiệp hạnh phúc
Trần Xuân Hải – CEO Công ty Missionizer

Điều gì đang diễn ra vậy?

Não chúng ta vẫn hoạt động theo cách của hàng ngàn năm trước

Vấn đề lớn nhất của xã hội thế kỷ 21, là não của chúng ta vẫn đang chưa kịp tiến hóa theo sự thay đổi khổng lồ đang diễn ra bên ngoài. Não của chúng ta không khác gì não những con người của hàng ngàn năm trước. Nhưng hiện nay, chúng ta có lượng thông tin mỗi ngày gấp hàng ngàn lần những người thượng cổ trải qua cả cuộc đời. Càng nhiều thông tin, chúng ta càng dễ rối và dễ căng thẳng hơn là cảm thấy hạnh phúc với những gì đang làm, đang có. Càng cảm giác có quá nhiều thứ phải thay đổi, chúng ta càng dễ kiệt sức, tê liệt dù chưa làm gì. Chúng ta càng cảm giác “hạnh phúc” xa rời mình. Càng cảm thấy cô đơn, thiếu người hiểu mình, thiếu đồng đội, thiếu sự thấu hiểu, cảm thông, biết ơn, thiếu sự giúp đỡ mà mình đang rất cần.

Càng nhiều thứ phải làm, càng không làm.

Càng không làm, càng khó cảm thấy hạnh phúc đích thực.

Định nghĩa về “hạnh phúc” của chúng ta lệch lạc

Chúng ta sống sung sướng, tiện nghi hơn các thế hệ trước rất nhiều lần về mọi mặt. Nhưng đáng tiếc là các quy chuẩn xã hội, đặc biệt trong các doanh nghiệp làm chúng ta xa rời nhau hơn, lao vào săn tìm các niềm vui trước mắt, phần lớn là những ảo ảnh về hạnh phúc hơn là những hạnh phúc đích thực. Phim ảnh, báo đài càng làm mức độ căng thẳng lên cao hơn khi chúng ta luôn thấy mình bị so sánh với người khác. Chúng ta đánh đồng hạnh phúc, thành công với những mục tiêu vật chất mà quên rằng hạnh phúc xuất phát từ bên trong, từ cách chúng ta tin, tư duy về những điều chúng ta đang làm. Khi chúng ta không thấy có năng lượng, hạnh phúc đích thực, với những gì đang làm, với những người xung quanh, chúng ta càng khó thành công hơn.

Càng căng thẳng, càng lo lắng, chúng ta càng dễ lao vào những niềm vui trước mắt, biết có hại nhưng vẫn làm, điều tốt càng không làm. Đơn giản vì những điều xấu dễ tạo cảm giác “sướng” ngay. Trong khi các thói quen tốt thì tốn nhiều thời gian và khó “sướng” tức thì.

Các thói quen tốt như đọc sách, tập luyện thể dục, chơi thể thao, học tập rèn luyện cho công việc (như kỹ năng thiết kế sáng tạo, kỹ năng giao tiếp thuyết phục, kỹ năng thiết kế xây dựng dự án, kỹ năng phối hợp đồng đội hoàn thành mục tiêu…), xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa bền vững để có được tình bạn, tình yêu trong gia đình, công ty thì “khó” đi vào cuộc sống hơn rất nhiều.

Có thể thấy rằng nhiều cách làm được thiết kế tại doanh nghiệp làm tăng căng thẳng, giảm hạnh phúc.

Không chỉ ở mức cá nhân, các phương thức hoạt động tại doanh nghiệp hiện nay càng làm tăng khoảng cách, tăng căng thẳng khi phân tầng quản lý, chia phòng ban, thưởng phạt, áp mục tiêu, doanh số, thiếu bàn bạc làm rõ, thiếu chỉ ra chiến lược, nguyên tắc thực hiện, thiếu thống nhất, thiếu đồng cảm khi thất bại, thiếu làm rõ bài học để chiến thắng vươn lên cho những lần sau.

Càng căng thẳng, chúng ta càng dễ đi nói xấu lẫn nhau. Sếp nói xấu nhân viên. Nhân viên lập kênh chat riêng nói xấu sếp. Chẳng ai hài lòng về ai. Khi càng không hài lòng, chúng ta càng lao vào những giải pháp cũ như liệt kê ở trên, càng tạo thêm tầng quản lý, càng tách thêm phòng ban, càng thưởng cao, càng phạt nặng… Những điều cần, có ích bền vững thì không làm, những điều có hại bền vững thì làm rất nhiều.

Khoa học mới, chiến lược mới về hạnh phúc

Các nhà khoa học ngành Tâm lý tích cực (Positive Psychology) như Martin Seligman, Mihaly Csikszentmihalyi, Tal Ben-shahar, Dan Gilbert... đã chỉ ra nhiều năm qua là có tới nhiều kiểu hạnh phúc song song. Và chúng ta có thể tạo ra hạnh phúc dễ dàng.

Hạnh phúc mà chúng ta rất quen thuộc, hạnh phúc khoái lạc (pleasure), ví dụ như ăn một món ngon, đáng tiếc rất ngắn hạn, không bền vững. Bạn sẽ chẳng nhớ nổi sự sung sướng của món ăn ngon tháng trước bạn đã ăn. Hơn thế nữa, hạnh phúc dạng này bị giới hạn bởi gien di truyền (ảnh hưởng tới 50%), và môi trường (10%). Thêm vào đó, hạnh phúc dạng này rất mau “chán”. Bắt bạn ăn một món ngon nhiều lần liên tục, bạn sẽ chẳng còn cảm thấy ngon nữa. Bạn có thể gia tăng khoái cảm khi học cách tập trung vào điều đang diễn ra, ví dụ bằng cách chánh niệm (mindfulness). Đáng tiếc, các phương thức này không mang lại quá nhiều ảnh hưởng (trung bình giúp tăng khoảng 15%).

Hạnh phúc dạng này không nên là hướng chiến lược thiết kế xây dựng tập trung của doanh nghiệp, dù có thì vẫn tốt hơn là không. Tôi hay gọi dạng hạnh phúc này là e - viết tắt của chữ existence - sự tồn tại, với ý nghĩa rằng chúng ta có thể tồn tại thoải mái (comfort) hơn, nhưng không có nghĩa là chúng ta đạt được hạnh phúc. Xin chú ý tôi cố tình không viết hoa chữ e - existence này để luôn nhắc mình điều này.

Chiến lược thiết kế doanh nghiệp hạnh phúc nên tập trung vào những kiểu hạnh phúc còn lại: Yêu thương & thuộc về (Loving & belonging) - chúng ta thuộc về một tập thể mạnh, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, tôn trọng ghi nhận mọi đóng góp của nhau, bảo vệ lẫn nhau khi có khó khăn;

Tự quản (Autonomy) - chúng ta ngày biết cách làm tốt hơn, biết tự do, tự quản lý công việc của mình và càng được tin tưởng giao quyền để thực hiện miễn sao nằm trong khuôn khổ những nguyên tắc đã được đồng thuận để trả về kết quả mà chúng ta cam kết;

Tinh thông (Mastery) - chúng ta ngày càng giỏi lên trong điều quan trọng chúng ta đang làm, ngày một sáng tạo ra những phương thức thực hiện mới giúp chúng ta bớt bận, bớt cực, và đem lại nhiều giá trị hơn;

Ý nghĩa (Purpose) - mọi điều chúng ta làm đều có ý nghĩa với người nào đó vượt ra khỏi bản thân chúng ta, vượt ra khỏi những lo lắng, căng thẳng hàng ngày.

Tôi hay viết tắt thành eLAMP -- existence, Loving & belonging, Autonomy, Mastery, Purpose. Xin lưu ý điểm then chốt, mọi người thường rất tập trung vào e, trong khi LAMP mới dễ tạo dựng được thành công hơn. e là phần nổi tảng băng, LAMP là phần chìm của tảng băng. Chúng ta không loại bỏ e, những nhu cầu vật chất giúp tồn tại thoải mái hơn, nhưng chúng ta cần tập trung xây dựng LAMP, những kiểu hạnh phúc bền vững hơn, dễ thực hiện hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong các doanh nghiệp.

Định hướng xây dựng doanh nghiệp hạnh phúc phải giúp từng cá nhân trong doanh nghiệp: thấy được ý nghĩa công việc mình đang làm, có môi trường phát triển ngày một giỏi lên, có thể biết tự quản công việc, biết tự ra quyết định như thế nào để tốt cho cá nhân và cả tập thể, được ghi nhận, trân trọng, khen ngợi, cảm ơn và động viên bất kể vị trí, hành động và kết quả miễn sao có nỗ lực và tuân thủ những nguyên tắc chung.

Những việc bạn có thể làm ngay để thiết kế lại doanh nghiệp của mình hướng đến hạnh phúc:

- Xây dựng sự thấu hiểu mới, những góc nhìn mới về hạnh phúc, thành công, sáng tạo, phát triển thông qua tuyên truyền nội bộ;

- Xây dựng ý nghĩa trong từng công việc, từng vị trí;

- Xây dựng chiến lược, hệ thống, thói quen học tập, thiết kế, phát triển của mọi bộ phận;

- Xây dựng thói quen đặt mục tiêu vươn lên của từng ngày, từng tuần của từng người;

- Xây dựng thói quen ghi nhận thành quả dù tốt hay chưa đạt, động viên, cảm ơn, khen ngợi từng nỗ lực của từng người.

Một số lưu ý trước khi bạn bắt đầu...

Thứ nhất, việc tập trung quá nhiều vào các giá trị vật chất, lại dễ làm hại chúng ta, không đem lại hạnh phúc, gắn kết, phối hợp hành động. Các giá trị vật chất chỉ đến khi phối hợp hành động, cùng hướng đến ý nghĩa, mục đích, mục tiêu chung và tuân thủ những nguyên tắc rõ ràng, mạnh mẽ, trong suốt. Hạnh phúc là những giá trị về tinh thần.

Thứ hai, việc tạo ra hạnh phúc không hề khó hay tốn kém, mà phần lớn dựa vào phương thức chúng ta ứng xử với nhau. Đặc biệt trong thời đại mà chúng ta đang là ngang hàng, cùng dựa vào nhau để phát triển, có nhiều công cụ, công nghệ, nguồn lực, hạnh phúc như mô hình LAMP rất dễ phát triển và vô cùng hiệu quả, có lợi.

Thứ ba, khó khăn mà Covid-19 đang đẩy chúng ta vào cũng đang đem lại cơ hội cực lớn để các doanh nghiệp xây dựng sự gắn kết, gắn bó nhau hơn cùng bảo vệ nhau, yêu thương nhau.

Thứ tư, hãy tập trung vào những thói quen cực nhỏ, cực dễ làm, và hãy xuất phát từ ban giám đốc, những lãnh đạo, cá nhân nhiệt huyết nhất và lan tỏa dần.

Thứ năm, cuối cùng, hãy nhìn nhận, thiết kế, xây dựng việc tạo ra hạnh phúc, sáng tạo và phát triển làm một nhóm năng lực lõi (core competencies) giúp doanh nghiệp bạn phát triển lớn mạnh, bền vững và khó sao chép.

Cảm nhận được hạnh phúc không chỉ là nhu cầu, nó đang là nhiệm vụ với mọi người, với bạn và với tôi…

Chúc bạn thành công!

Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số

Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số

Leader talk -  3 năm

Đặt mục tiêu tăng trưởng 30% nhưng chỉ đạt 81% kế hoạch năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận vì tái cơ cấu doanh nghiệp và ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ để cắt giảm chi phí. Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) chia sẻ về những nỗ lực vượt qua năm 2020 đầy biến động cũng như hành trình bảy năm ghi dấu ấn trong vị trí Chủ tịch công ty.

Những tác động lâu dài của Covid-19 tới phát triển kinh tế Việt Nam

Những tác động lâu dài của Covid-19 tới phát triển kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, mục tiêu năm 2021 đạt 6,5%, nền kinh tế Việt Nam đang chứng minh sức chống chịu phi thường trước cơn biến động. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn đang chờ đợi trên hành trình phục hồi và phát triển.

Covid-19 mở ra cơ hội khởi nghiệp cho startup Việt

Covid-19 mở ra cơ hội khởi nghiệp cho startup Việt

Khởi nghiệp -  3 năm

Đại dịch Covid-19 về mặt tích cực là hồi chuông cảnh tỉnh doanh nghiệp phải mau chóng bắt kịp xu thế chuyển đổi số để phát triển bền vững.

Giới khởi nghiệp học được gì qua đại dịch Covid-19?

Giới khởi nghiệp học được gì qua đại dịch Covid-19?

Khởi nghiệp -  3 năm

Đại dịch Covid-19 được xem là thách thức nhưng cũng là một phép thử đối với doanh nghiệp, khi đã có rất nhiều startup đã tận dụng cơ hội từ thế giới online để chuyển đổi, thích nghi, mang đến các dịch vụ, cách thức mua sắm mới cho người dùng.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  19 phút

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  1 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  1 giờ

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  1 giờ

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Đọc nhiều