Doanh nghiệp
TH Milk lên kế hoạch huy động vốn để mở rộng đầu tư
Tập đoàn TH đã tiến hành tham vấn các tổ chức tài chính để chuẩn bị cho kế hoạch huy động vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh sữa của mình từ cuối năm ngoái.
Tập đoàn TH, doanh nghiệp tư nhân đầu tư lớn vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi đang lên kế hoạch niêm yết mảng kinh doanh này của mình trong 3 năm tới. Đích đến sẽ là sàn chứng khoán Việt Nam hoặc Singapore, bà Thái Hương, nhà sáng lập của tập đoàn cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây.
TH Milk, thương hiệu sữa do tập đoàn sở hữu đang có thị phần sữa tươi lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu từ mảng kinh doanh sữa đạt 1 tỷ USD trước khi niêm yết. Khoản tiền thu về từ IPO sẽ được dùng để đầu tư phát triển thị trường trong nước và mở rộng mảng kinh doanh tại Nga trong tương lai.
Từ quý 4 năm ngoái, TH đã tiến hành tham vấn các tổ chức tài chính để chuẩn bị cho kế hoạch IPO, nhưng hiện vẫn chưa công bố thông tin chi tiết.
Ra mắt vào tháng 10/2009, TH nhanh chóng để lại dấu ấn trên thị trường sữa Việt Nam với chiến lược “True milk – sữa thật”. Doanh nghiệp này chấp nhận đầu tư ban đầu rất lớn để xây dựng vùng thức ăn chăn nuôi, xây dựng đàn bò, sản xuất cho tới hệ thống phân phối, bán lẻ trên thị trường.
Những khoản đầu tư lớn thách thức tham vọng của bà chủ TH Milk
Khoản đầu tư xây dựng nhà máy sữa lớn nhất Đông Nam Á giúp TH Milk có những bước phát triển nhanh. Đến năm 2015, TH vươn lên thành doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con, trên diện tích trang trại rộng 8.100 ha tập trung ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Hiện tập đoàn đang mở rộng phát triển một số trang trại TH ở các tỉnh: Hà Giang, Phú Yên, Sóc Trăng.... hướng tới mục tiêu đạt quy mô đàn bò sữa là 137.000 con khi kết thúc đầu tư vào năm 2020.
Để vận hành hệ thống kinh doanh trong lĩnh vực sữa, 3 công ty được thành lập gồm: TH Milk Food phát triển trang trại bò sữa và cung cấp nguyên liệu, TH Milk sản xuất ra các sản phẩm sữa và TH Food Chain có nhiệm vụ phân phối sản phẩm.
Hoạt động của 3 công ty này tạo ra chuỗi sản xuất khép kín để sản phẩm sữa của tập đoàn TH có mặt trên thị trường. Bên cạnh việc đưa sữa của mình vào các kênh phân phối truyền thống, TH tự phát triển kênh bán lẻ TH true mart với hệ thống lên tới 200 cửa hàng trên toàn quốc.
Những khoản đầu tư lớn đang thách thức tham vọng trong ngành sữa của bà Thái Hương, nhà sáng lập tập đoàn TH. Tuy nhiên trong cuộc trả lời phỏng vấn trên, bà Thái Hương cho biết, tập đoàn vẫn đang có đủ nguồn lực để phát triển mảng kinh doanh sữa ở trong nước và chưa có ý định tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính ở thời điểm hiện tại.
Một nguồn tin cho biết, bên cạnh nguồn vốn của các cổ đông, tập đoàn nhận được vốn vay từ ngân hàng BIDV và ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), chi nhánh Nghệ An và ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank).
TH Milk còn nhận được sự tư vấn đầu tư của ngân hàng Bắc Á, nơi bà Thái Hương là Tổng Giám đốc. Ngân hàng này từng là cổ đông, nắm giữ 7% cổ phần của công ty TH Food Milk theo báo cáo năm 2014.
Ngoài ra, TH Milk còn được hậu thuẫn từ Chính phủ Israel với gói đầu tư trị giá 100 triệu USD. Trong số 3 công ty vận hành mảng kinh doanh sữa, TH Milk Food có vốn điều lệ lớn nhất là 3.800 tỷ đồng, hai công ty còn lại có vốn điều lệ chỉ vài trăm tỷ.
Rõ ràng kế hoạch IPO trong một vài năm tới sẽ giải quyết bài toán nguồn lực tài chính cho mảng kinh doanh sữa đầy tham vọng của tập đoàn cả ở trong nước và nước ngoài.

Tại Nga, TH hiện đang thực hiện một tổ hợp sữa và nhiều dự án thực phẩm khác với tổng vốn 2,7 tỷ USD trong 10 năm, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã được triển khai tại Moscow với khoản đầu tư trị giá 500 triệu USD và trang trại đầu tiên đã được khánh thành vào tháng 1 năm nay. Ngoài ra một trang trại bò sữa ở vùng Kaluga đang được tập đoàn này xây dựng.
Để huy động vốn cho các dự án tại Nga, mới đây, tập đoàn TH đã ký thỏa thuận hợp tác với quỹ tài chính RDIF của Nga. Hai bên sẽ cùng đầu tư vào các dự án của tập đoàn tại Moscow và Kaluga với quy mô đầu tư khoảng 633 triệu USD.
Theo giới thiệu của TH, tổ hợp sản xuất tại Nga sẽ lặp lại mô hình ở Việt Nam, bao gồm nhà máy cung cấp thức ăn gia súc, nông trại chăn nuôi, khu chế biến, phân phối và chuỗi các cửa hàng bán lẻ sữa trên toàn quốc. Sản phẩm sẽ được cung cấp cho thị trường Nga vốn đang trong tình trạng thiếu cung.
Một thị trường châu Á khác cũng được tập đoàn nhắm tới là Trung Quốc. Đồng thời, TH cũng muốn in đậm dấu ấn của mình tại các quốc gia láng giềng như Singapore, Malaysia và Indonesia, thông qua các đối tác phân phối. Các sản phẩm của TH được cho là có lợi thế khi xâm nhập vào các quốc gia này, nơi có khá đông người Hồi giáo.
Tham vọng vươn ra nước ngoài, song nhà sáng lập của tập đoàn TH vẫn nhấn mạnh trong tâm phát triển của TH Milk là thị trường nội địa với mục tiêu chuyển dịch dần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước sang dùng các sản phẩm sữa tươi.
Gần 10 năm trước, khi TH Milk xuất hiện trên thị trường, các sản phẩm sữa tươi chỉ chiếm chưa đầy 10%, phần lớn thị trường là các sản phẩm sữa hoàn nguyên. Đến nay sữa tươi đã chiếm khoản 30% thị trường. Năm 2016, TH dẫn một báo cáo của AC Nielsen cho biết, thương hiệu TH Milk đang là số một thị trường sữa tươi với khoảng 45% thị phần.
Quỹ tài chính RDIF đầu tư vào dự án sữa của tập đoàn TH tại Nga
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.