Doanh nghiệp
Thách thức của thị trường dược phẩm 5,2 tỷ USD tại Việt Nam
Dù xu hướng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, cũng như chuyển dịch từ thuốc ngoại sang thuốc nội đang tăng, nhưng ngành dược tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định.
Theo theo số liệu của Business Monitor International, thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng lạc quan. Năm 2017 doanh thu của thị trường trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới.
Ngành dược được dự báo được hưởng lợi nhờ nhu cầu sử dụng thuốc của người dân đang ngày càng lớn, do quy mô dân số tăng nhanh và thu nhập bình quân đầu người tăng cao cũng như dân trí được cải thiện.
Việt Nam hiện vẫn trong cơ cấu dân số vàng, nhưng đã bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2017. Báo cáo từ Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo, quá trình già hóa tại Việt Nam sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn: chỉ khoảng 15 năm và hoàn tất trước 2040. Dân số già đi đồng nghĩa chi tiêu chăm sóc sức khỏe sẽ nhiều hơn.
Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn từ 2010 (22,25 USD) đến 2015 (37,97 USD). Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2010 - 2015.
Trong vài năm tới, chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 85 USD (năm 2020) và 163 USD trong năm 2025 với mức tăng trưởng 14%/năm.
Tiềm năng tăng trưởng của thị trường đã thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại, các tập đoàn quốc gia trên thế giới, thậm chí cả những nhà đầu tư trong nước hoạt động ngoài ngành.
Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước làTập đoàn Vingroup mới đây đã thành lập Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và xây dựng dự án nghiên cứu sản xuất thuốc 2.200 tỷ đồng quy mô gần 10ha tại Bắc Ninh.
Masan Group, tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng tiết lộ sẽ tham gia vào thị trường dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Masan thường lựa chọn chiến lược M&A nhằm nhanh chóng gia nhập vào thị trường mới.
Sự tham gia của Vingroup và Masan Group tuy chưa ảnh hưởng đến cơ cấu ngành dược phẩm, nhưng phần nào khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm dè chừng.
Hiện tại cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, khoảng 194 nhà máy thuộc 158 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP- WHO.
Năm 2017, các doanh nghiệp trong ngành không ngừng vượt qua khó khăn (thắt chặt các quy định trong hoạt động đấu thầu tập trung kênh ETC của Bộ Y tế), thực hiện các biện pháp tái cơ cấu hệ thống phân phối sản phẩm, chuyển dịch sang kênh OTC nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu theo kế hoạch, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn như Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco,…
Bên cạnh đó, sự gia nhập ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài vào khâu sản xuất tại Việt Nam như Sanofi, Taisho, Abbott… cũng đang tạo ra áp lực khá lớn với các doanh nghiệp dược trong nước. Mức độ cạnh tranh trong thị trường dược những năm tới được đánh giá sẽ diễn ra khốc liệt hơn trên hầu hết các phân khúc thị trường.
Tuy vậy các doanh nghiệp trong ngành hiện gặp nhiều thách thức. Theo một khảo sát với các doanh nghiệp trong ngành của Vietnam Report thực hiện cuối năm ngoái, “Quy trình đấu thầu thuốc bệnh viện – kênh ETC” và vấn đề “Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài” đang là những rào cản lớn nhất.
Nguyên nhân được cho là xuất phát từ chính sách và thang điểm đấu thầu thuốc hiện nay vẫn bị nhiều doanh nghiệp đánh giá chưa phù hợp.
Tiếp đó là thị trường dược Việt Nam vẫn còn bị đánh giá chưa ổn định do nguyên dược liệu sản xuất phụ thuộc quá lớn vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, khoảng 90% và chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành dược dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá hay những cú sốc về nguồn hàng cung cấp; cộng thêm chi phí nhập khẩu khiến giá thành xuất khẩu thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ.
Ngoài ra, việc thiếu khả năng nghiên cứu do thiếu hụt nguồn lực tài chính và nhân lực chất lượng cao, các công ty dược trong nước hiện vẫn mới chỉ tập trung sản xuất các loại thuốc gốc (generic) có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém dẫn đến tình trạng vừa cạnh tranh nội bộ ngành, vừa phải cạnh tranh với các thuốc generic nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Về hoạt động bán lẻ, phân phối dược phẩm, năm 2018, thị trường ghi nhận sự sự tham gia của những ông lớn như Thế giới Di động, FPT Retail, Digiworld, Nguyễn Kim. Còn mới đây, Vingroup đã khai trương 11 cửa hàng thuốc VinFa, nằm cạnh các siêu thị Vinmart.
Bán lẻ, phân phối dược phẩm không giống như bán lẻ các sản phẩm khác do những đặc thù riêng yêu cầu đội ngũ nhân viên bán hàng trong lĩnh vực này phải có kiến thức vững vàng về các loại dược phẩm.
Bởi vậy việc xây dựng đội ngũ nhân sự lớn trong bán lẻ dược phẩm cũng khó hơn rất nhiều so với lĩnh vực khác. Việc chưa quen với hình thức mua thuốc trực tuyến của người tiêu dùng cũng sẽ là rào cản đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực bán lẻ dược phẩm.
Tuy nhiên trong dài hạn, khi các doanh nghiệp tháo gỡ được những khó khăn trước mắt và xây dựng hệ thống bán lẻ dược phẩm của riêng mình sẽ làm thay đổi bức tranh cũng như cục diện trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm hiện tại.
Theo nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC): "Với ngành dược, người chiến thắng cần phải có đối tác chiến lược hữu ích và giải pháp cho đầu ra".
VDSC cũng nhấn mạnh rằng ngành dược Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro nhất định như rủi ro về chính sách. Ngoài ra các hiệp định FTA có hiệu lực sẽ làm giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc ngoại nhập.
Đó là chưa kể giá nguyên liệu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao, do tác động từ các chính sách bảo vệ môi trường từ Trung Quốc.
FPT Shop, Thế Giới Di Động sẽ gặp nhiều thách thức với mô hình bán lẻ dược phẩm
FPT Shop, Thế Giới Di Động sẽ gặp nhiều thách thức với mô hình bán lẻ dược phẩm
Các công ty phân tích nhận định, việc bảo hiểm y tế chỉ chi trả trong kênh bệnh viện, hay các bệnh viện tư đều có nhà thuốc của riêng mình, sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng của kênh bán lẻ dược phẩm.
Pharmacity mở cửa hàng bán lẻ dược phẩm thứ 100
Pharmacity sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh để đạt mục tiêu 500 cửa hàng bán lẻ thuốc tây trên toàn hệ thống đến cuối năm 2020.
Vingroup bất ngờ ‘tấn công’ lĩnh vực dược phẩm bằng dự án 2.200 tỷ đồng
Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, Vinfa sẽ tập trung bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc Đông y cổ truyền có nguồn gốc từ dược liệu quý Việt Nam.
10 công ty dược Việt Nam uy tín năm 2017
Công bố của Vietnam Report dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp và đánh giá của các chuyên gia trong ngành.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
Nâng cấp hạ tầng liên vùng tạo cú hích mạnh mẽ cho bất động sản thành phố Vinh
Sự chuyển mình mạnh mẽ trong quy hoạch hạ tầng giao thông liên vùng đã từng bước thay đổi diện mạo thành phố Vinh, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô
Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.