Thách thức đằng sau những hiệp định thương mại tự do

An Chi Thứ hai, 24/01/2022 - 09:37

Sau các hiệp định thương mại tự do là thách thức không nhỏ đặt ta với doanh nghiệp và toàn nền kinh tế trong việc phát triển và tận dụng tốt những ưu đãi mà hiệp định đó mang lại.

Chính phủ cần tạo cơ chế, chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp trong nước vươn lên cạnh tranh, tận dụng tốt các cơ hội của hiệp định thương mại.

Bối cảnh đầy thách thức

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế - xã hội do đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng quan hệ với quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế giới.

Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Có thể kể đến các hiệp định thương mại đáng chú ý như CPTPP – Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, hiệp định UKVFTA được thực thi kể từ đầu năm 2021, giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh không bị đứt gãy trong bối cảnh Anh rời khỏi EU, hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU – EVFTA. Gần đây nhất là hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết tháng 11/2020.

Không thể phủ nhận, các hiệp định thương mại tự do được coi là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua. 

Việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA với các đối tác thương mại quan trọng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời tạo ra những động lực đổi mới trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngoài hội nhập kinh tế quốc tế, mục tiêu chính trong các hiệp định là giảm bớt các rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp Việt trong sự cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước và nâng cao pháp quyền ở nước đối tác FTA hoặc các nước khác.

Thông qua tận dụng các cam kết tạo thuận lợi thương mại, ưu đãi thuế quan của các quốc gia tham gia trong các hiệp định thương mại thế hệ mới, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thành viên tăng cao.

Đơn cử như với việc EVFTA đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020, trao đổi thương mại song phương được đẩy mạnh khi phía EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam lên tới 100% biểu thuế. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 51,3 tỷ USD năm 2021, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 35,96 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng từng quốc gia EU, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất sang Hà Lan đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Tiếp đến là Đức đạt 7,2 tỷ USD, tăng 9,6%. Thứ 3 là Italia với giá trị đạt 3,8 tỷ USD, tăng 24,4%. Thứ 4 là Bỉ, đạt 3,6 tỷ USD, tăng 55,6%. Nhờ EVFTA, EU trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng vốn lũy kế 11 tháng năm 2021 đạt 22,4 tỷ USD.

Với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh UKVFTA, sau gần một năm có hiệu lực tạm thời từ 1/1/2021 và chính thức có hiệu lực ngày 1/5/2021, thương mại song phương Việt – Anh đã có bước tiến đáng kể. 

Dù bị ảnh hưởng giao thương bởi đại dịch, theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch Việt Nam và Anh năm 2021 vẫn đạt 6,6 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 5,7 tỷ USD, tăng 16%; nhập khẩu đạt 849 triệu USD, tăng 23%.

Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh', kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, theo nhiều chuyên gia, các hiệp định thương mại tự do mới cũng đặt Việt Nam trước những thách thức rất lớn nếu muốn thực sự hội nhập và phát triển. Với nhiều hiệp định, các ý kiến còn bày tỏ quan điểm lo ngại hơn những "vui mừng" cho nền kinh tế khi được ký kết.

Với RCEP, TS. Phạm Sỹ Thành cho rằng, lợi ích lớn nhất của hiệp định này đối với Việt Nam là thay vì phải có nguyên tắc xuất xứ hàng hoá khác nhau cho các thị trường khác nhau thì RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

Về lý thuyết, hiệp định này có thể giúp gia tăng số lượng hàng hóa được ưu đãi thuế quan và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện Việt Nam gần như đã có hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nước trong RCEP do đó lợi thế, cơ hội là không lớn nếu khả năng tận dụng các hiệp định thương mại của phía doanh nghiệp trong nước vẫn như hiện nay.

Tương tự đối với CPTPP, lợi thế của Việt Nam trong việc xuất khẩu sang các thị trường vốn đã có quan hệ thương mại từ trước như Nhật Bản, Hàn Quốc... là không lớn mà chủ yếu hướng tới các thị trường mới như Canada, Nam Mỹ. Song, quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này vẫn còn rất hạn chế. Nếu nhìn về tốc độ tăng trưởng thì lớn nhưng quy mô thương mại hai chiều lại rất nhỏ.

Một yếu tố khác được ông Thành chỉ ra là sự mất cân xứng trong thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong RCEP. Hầu hết các nước trong hiệp định thương mại này đều muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, sự cạnh tranh trong khối sẽ là rất lớn.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, nếu như cơ cấu kinh tế của các nước trong CPTPP có tính tương trợ, bổ sung cho nhau thì các nước trong Rcep lại tương đồng và cạnh tranh nhiều hơn.

Hiệp định này đang đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trước nguy cơ nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thiếu sự chuẩn bị để cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài.

Cần hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng thừa nhận rằng, bà "lo ngại hơn vui mừng khi RCEP được ký kết". Với hiệp định thương mại này, tình trạng nhập siêu của Việt Nam có thể tăng lên. Hiện nay, hàng Trung Quốc đã vào đến từng ngõ ngách.

Nếu Chính phủ không sớm có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm lĩnh thị trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho người lao động, Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà do những mối quan hệ mất tương xứng giữa các doanh nghiệp trong RCEP.

Mặt khác, với xuất xứ cộng gộp để công nhận lẫn nhau, các doanh nghiệp lớn trên thế giới có thể sẽ dịch chuyển sang Việt Nam để hưởng ưu đãi khi họ thấy Trung Quốc không còn nhiều lợi thế. Điều này khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, song lợi ích không phải cho Việt Nam mà phần lớn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. 

Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Đưa ra giải pháp cho Việt Nam để thành công trong các quan hệ thương mại, bà Lan cho rằng, Chính phủ cần tạo cơ chế, chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp trong nước vươn lên cạnh tranh, tận dụng tốt các cơ hội của hiệp định thương mại.

"Đây là điều không dễ, bởi thời gian vừa qua, Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại nhưng về thực hiện, có cái làm được, có cái không. Trên thị trường hiện nay chủ yếu là các nỗ lực đơn lẻ của các nhóm doanh nghiệp với nhau hơn là Chính phủ chủ động tạo ra một khuôn khổ, định hướng rõ ràng để doanh nghiệp trong nước hội nhập", bà Lan nhấn mạnh.

Bên cạnh sửa đổi luật để thực thi cam kết, vị chuyên gia này cho rằng, các cơ quan quản lý cần sửa đổi luật thể chế cho các doanh nghiệp tư nhân có thể vượt lên để phát triển. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều đang gặp khó khăn rất lớn. Chính vì vậy, dồn lực cho doanh nghiệp, vực dậy khu vực kinh tế tư nhân cần là câu chuyện được quan tâm nhiều nhất. Có như vậy, lợi ích của các hiệp định thương mại tự do mới thực sự thực chất và được tận dụng hiệu quả.

Các điểm cần nhắm đến của các hiệp định thương mại không phải chỉ tranh thủ ưu đãi thuế quan mà phải tận dụng những nội dung mới liên quan đến cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, chuyển đổi số... Đây cần được coi là trọng tâm tương thực hiện để doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển xa hơn trong tương lai.

Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Tiêu điểm -  3 năm
Hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại trong diện nhận ưu đãi thuế quan tăng trưởng cả về trị giá lẫn số lượng.
Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Tiêu điểm -  3 năm
Hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại trong diện nhận ưu đãi thuế quan tăng trưởng cả về trị giá lẫn số lượng.
Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Tiêu điểm -  3 năm

Hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại trong diện nhận ưu đãi thuế quan tăng trưởng cả về trị giá lẫn số lượng.

Kỳ vọng lớn vào hiệp định thương mại tự do với Anh

Kỳ vọng lớn vào hiệp định thương mại tự do với Anh

Tiêu điểm -  3 năm

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Châu Âu chính thức phê chuẩn hiệp định thương mại EVFTA với Việt Nam

Châu Âu chính thức phê chuẩn hiệp định thương mại EVFTA với Việt Nam

Tiêu điểm -  4 năm

Cánh cửa từ Việt Nam sang châu Âu chính thức được mở rộng khi hiệp định thương mại giữa hai thị trường được Nghị viện châu Âu phê chuẩn mới đây.

Chính thức thông qua Hiệp định thương mại, đầu tư tự do Việt Nam - EU

Chính thức thông qua Hiệp định thương mại, đầu tư tự do Việt Nam - EU

Tiêu điểm -  5 năm

Hội đồng Bộ trưởng châu Âu chiều nay (25/6) đã chính thức thông qua hai thỏa thuận về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA, mở đường cho sự ký kết vào Chủ nhật tới tại Hà Nội.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  44 phút

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  44 phút

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.