Thái Lan thành lập liên minh hướng đến phát thải carbon ròng bằng không
Phạm Sơn
Thứ năm, 21/07/2022 - 09:17
Đây là một trong số những kết quả quan trọng đạt được tại Hội nghị chuyên đề ESG do tập đoàn SCG tổ chức.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG phát biểu biểu khai mạc Hội nghị chuyên đề ESG tại Thái Lan
Những vết thương do đại dịch Covid-19 gây ra còn chưa kịp lành, thế giới tiếp tục phải đối diện với những nguy cơ hiện hữu ngay trước mắt. Đó là tình trạng lạm phát chi phí đẩy tăng cao; xung đột địa chính trị tại một số khu vực và tình trạng biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan.
Trong bối cảnh đó, Tập đoàn SCG đã lần đầu tiên tổ chức Hội nghị chuyên đề ESG tại Thái Lan. Với mục tiêu tìm ra những giải pháp bền vững cho những thách thức toàn cầu, Hội nghị đã thu hút sự tham gia của đại diện cơ quan chính phủ Thái Lan; doanh nghiệp; tổ chức quốc tế cũng như đại diện cộng đồng và đưa ra 3 kết luận.
Đầu tiên, thành lập liên minh thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới hướng đến phát thải ròng bằng không. Liên minh là tổ chức công nghiệp và học thuật đầu tiên của Thái Lan, với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác trong nước cũng như quốc tế trong lĩnh vực từ năng lượng, xuất nhập khẩu, hóa chất, xây dựng cho đến hàng tiêu dùng.
Trên cơ sở kết hợp nguồn sức mạnh tri thức từ các đơn vị, tổ chức Thái Lan và quốc tế, liên minh hoạt động với mục tiêu thiết lập một lộ trình nhanh chóng và cụ thể để cắt giảm khí thải carbon, hướng tới mức phát thải ròng bằng không.
Thứ hai, kết nối và hợp nhất các mạng lưới liên quan để tăng cường hợp tác, hướng tới việc xây dựng thành công một cộng đồng tiêu thụ carbon thấp với 60 tổ chức tư nhân. Cộng đồng carbon thấp hoạt động dựa trên việc ứng dụng năng lượng tái tạo và mô hình kinh tế tuần hoàn.
Bên cạnh đó, 10 sáng kiến về cộng đồng doanh nghiệp carbon thấp được đưa ra thảo luận với chính phủ, liên quan đến các vấn đề như cơ sở hạ tầng năng lượng sạch; tài chính xanh; hệ thống quản lý chất thải; giải pháp công nghệ…
Cuối cùng, giảm bất bình đẳng xã hội trong việc giải quyết những vấn đề chung toàn cầu. Hội nghị khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và thế hệ trẻ trong công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết những nguy cơ nền kinh tế đang phải đối diện.
Trang bị kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và thế hệ trẻ vừa giúp những nhóm đối tượng này làm chủ cuộc sống và cơ hội kinh tế, vừa đảm bảo nguồn lực để vượt qua thách thức mang tính toàn cầu.
Với mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững tại khu vực Đông Nam Á cũng như toàn thế giới, hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức phát triển là một trong những mũi nhọn chiến lược của SCG. Hiện tại, Tập đoàn SCG đã liên kết với 315 liên minh công tư, bao gồm cả các tổ chức về phụ nữ và thế hệ trẻ.
Tại Việt Nam, SCG là một thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), tổ chức doanh nghiệp tiên phong với sứ mệnh thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn và thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) cho ngành bao bì.
Mới đây, SCG cũng đồng hành với Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và tổ chức quốc tế. Diễn đàn đã đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất hữu ích giúp Việt Nam thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới thực hiện hóa mục tiêu phát thải carbon ròng bằng không.
CTCP Xây dựng SCG (HNX: SCG) ngày 25/6 đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 với nhiều nội dung quan trọng được thông qua. Trong đó, chi trả cổ tức 20%, tăng vốn, đặt mục tiêu lớn cho chiến lược phát triển sắp tới… là các nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của cổ đông và các nhà đầu tư.
Phát triển bền vững là mục tiêu chung của rất nhiều doanh nghiệp hiện tại, dù vậy quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh theo xu hướng này thường rất tốn kém và khó đem lại hiệu quả tức thì. Tuy vậy, kết quả kinh doanh năm qua của Tập đoàn SCG đã chứng minh điều ngược lại.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.