Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Nhiều doanh nghiệp lớn đến từ Thái Lan đang ứng dụng kinh nghiệm quốc tế để triển khai những giài pháp thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Với mong muốn xây dựng một mô hình kinh tế tuần hoàn “điểm” cho ngành vật liệu, vừa qua, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường đã chính thức khởi động dự án tái chế “lon thành lon” đối với vật liệu nhôm.
Dự án có sự tham gia của TBC-Ball Việt Nam, đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Thai Beverage Can Limited đến từ Thái Lan. TBC-Ball Việt Nam đảm nhận khâu sản xuất ra những vỏ lon nhôm mới từ tấm lon nhôm tái sinh đã qua xử lý.
TBC-Ball Việt Nam là một trong số nhóm doanh nghiệp tiên phong triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Tập trung vào vật liệu nhôm là loại vật liệu có tiềm năng tái chế vô hạn, doanh nghiệp này có nhiều thuận lợi trong việc thiết lập một chuỗi giá trị tuần hoàn khép kín.
Một doanh nghiệp đến từ Thái Lan khác là Tập đoàn Central Retail, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim, chuỗi siêu thị Go! cùng một số chuỗi bán lẻ khác, cũng đang có những bước đi tích cực thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn.
Phát biểu tại Thảo luận chuyên đề thuộc Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022, đại diện Central Retail Thái Lan cho biết, tập đoàn đã có kinh nghiệm triển khai thành công mô hình kinh tế tuần hoàn tại đảo Koh Samui ở Thái Lan, thông qua việc tập trung thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn, xử lý hiệu quả rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ phân vi sinh.
Với kinh nghiệm đó, Central Retail kỳ vọng tạo ra những thay đổi trong vận hành các hệ thống bán lẻ, siêu thị, đặc biệt là đối với những loại thực phẩm dư thừa, đồng thời tạo ra thay đổi trong nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.
Trước đó, Central Retail Việt Nam cũng trở thành thành viên của Liên minh chống rác thải nhựa, một tổ chức liên kết cộng đồng doanh nghiệp dưới sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và môi trường. Trong khuôn khổ liên minh, Central Retail Việt Nam triển khai các giải pháp kinh tế tuần hoàn như hạn chế đồ nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; giáo dục nâng cao nhận thức về rác thải, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Tập đoàn SCG Thái Lan, đơn vị sở hữu 70% cổ phần Nhựa Duy Tân, cũng là một trong những đơn vị tích cực với xu thế phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, trên cả 3 lĩnh vực hoạt động là xi măng – vật liệu xây dựng; hóa dầu và bao bì.
Các giải pháp kinh tế tuần hoàn của SCG tập trung vào sử dụng hiệu quả năng lượng, nguyên vật liệu và kéo dài vòng đời sản phẩm, từ đó giảm thiểu khí thải, hạn chế rác thải phát sinh ra môi trường. Bên cạnh đó, SCG là một thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), là tổ chức tiên phong với mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì.
Cuối tháng 6 vừa qua, SCG là đơn vị đồng hành với Viện Chính sách và chiến lược tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2022 với chủ đề “Phát thải ròng carbon bằng không – từ cam kết đến hành động”. Tại diễn đàn, đại diện SCG cho biết sẽ đầu tư khoảng 47 nghìn tỷ đồng để thực hiện mục tiêu giảm 20% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 tại Việt Nam.
Học Thái Lan trong việc vận động tài chính để xử lý chất thải
Tập đoàn CP Thái Lan là một trong những nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới. Xây dựng nhà máy đầu tiên tại Việt Nam kể từ năm 1993, CP Foods trở thành một trong những thương hiệu quen thuộc của nhiều gia đình Việt.
Tiếp nối kinh nghiệm từ Thái Lan và một số quốc gia khác, CP Foods Việt Nam triển khai kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi với mô hình tuần hoàn khép kín “3F” từ nông trại tới bàn ăn (feed – farm – food), đồng thời ứng dụng một số giải pháp giảm phát thải như cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng; năng lượng sinh khối…
Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Thái. Thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A), ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Thái Lan hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất, kinh doanh lớn của người Thái.
Việt Nam cũng là quốc gia tiên phong trong khu vực ASEAN thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn với việc đưa kinh tế tuần hoàn và công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) vào Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp Thái ứng dụng những kinh nghiệm từ quốc tế vào triển khai kinh tế tuần hoàn, từ đó từng bước bền vững hóa chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường lớn trên thế giới.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.