Quốc tế

Tham vọng ‘Made in China 2025’ thực chất chỉ là 'quyền lực giấy'?

Ngân Thương Thứ ba, 18/12/2018 - 16:05

Được nhận định là một kế hoạch rất tham vọng, “Made in 2025” của Trung Quốc chưa cho thấy quá nhiều sức mạnh và sự ảnh hưởng.

Trung Quốc có thể sẽ cần nhiều năm hơn nữa để đạt được kế hoạch Made in China 2025. Ảnh: Washington Post

Thông tin từ Bloomberg News tuần trước cho rằng Trung Quốc đang xem xét việc trì hoãn các mục tiêu trong chương trình "Made in China 2025". Là lộ trình thúc đẩy sản xuất công nghiệp quan trọng tại nội địa, Made in China 2025 được xem là một trong những nguyên nhân của chiến tranh thương mại thời gian gần đây giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhiều báo cáo khác cũng cho thấy Bắc Kinh có thể thay đổi chương trình này, đồng thời cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận nhiều hơn đến thị trường nội địa.

Tuy vậy, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết sẽ thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp cũng như nâng cấp máy móc. Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ đưa ra nhiều chính sách hướng tới nâng cấp sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Cả hai động thái này đều cho thấy sự phù hợp với chiến lược "Made in 2025".

Dù thế nào, các báo cáo cũng cho thấy một điều rõ ràng rằng Trung Quốc không có ý định kiềm chế các mục tiêu công nghiệp nhưng để đạt được, đó sẽ là con đường rất dài, Bloomberg nhận định.

Các số liệu đang cho thấy Trung Quốc ngày càng không cần tới những doanh nghiệp nước ngoài. Tỷ lệ nước ngoài trên các sản phẩm xuất khẩu đã liên tục giảm trong 20 năm trở lại đây và hầu hết những đầu vào cơ bản đều được sản xuất tại Trung Quốc.

Thế nhưng điều này cũng đang đúng với cả những doanh nghiệp nước ngoài. ABB, một công ty lớn của Thụy Sĩ thuộc lĩnh vực sản xuất máy biến áp, robot và thiết bị điện sử dụng tới 90% cấu thành sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng phần lớn số sản phẩm bán ra cũng chính tại nền kinh tế lớn thứ hai này.

Tỷ trọng chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) trên GDP tại Trung Quốc vẫn thấp hơn Mỹ và Nhật dù đang có những cải thiện. Bloomberg nhận định rằng tốc độ nghiên cứu và phát triển cũng gần như không tăng trong hai năm qua.

Trong một diễn đàn kinh doanh gần đây, một quan chức cấp cao của Ủy ban các vấn đề tài chính và kinh tế thuộc Quốc hội Trung Quốc cho biết quốc gia này có khả năng bỏ lỡ các mục tiêu chi tiêu cho R&D trong giai đoạn 2015-2020, dự kiến thấp hơn 100 tỷ USD so với mức ngân sách đề ra.

Theo số liệu từ Bloomberg, năm 2017, sản xuất công nghệ cao chỉ chiếm dưới 13% tổng giá trị gia tăng công nghiệp và hơn nửa số tiêu chuẩn công nghệ của Trung Quốc đối với sản xuất thông minh không phù hợp với mức tiêu chuẩn được chấp nhận của quốc tế.

Điều này có thể cản trở doanh nghiệp nước ngoài nhưng cũng gây khó khăn không nhỏ tới những tay chơi nội địa trong cuộc đấu toàn cầu.

Nếu nhìn vào lĩnh vực xe điện hay thiết bị sử dụng năng lượng mới, Trung Quốc khó có thể dẫn đầu. Theo kế hoạch, sản xuất trong nước sẽ chiếm khoảng 80% vào năm 2025 nhưng cho đến nay, hàng triệu sản phẩm thuộc lĩnh vực này vẫn chưa có chỗ đứng nhiều trên toàn cầu và thậm chí, chưa phải số một tại nội địa.

Một vài dòng xe được xem là "người khai tử Tesla" xuất hiện rồi biến mất. Cuối cùng, Trung Quốc buộc phải cho phép Tesla mở nhà máy sản xuất ô tô trên chính quốc gia mình.

Bất chấp xung đột thương mại cũng như nhiều rào cản tiếp cận thị trường, đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào Trung Quốc. 11 tháng đầu năm 2018, đầu tư nước ngoài tăng 1,1% lên mức 120 tỷ USD và số doanh nghiệp nước ngoài mới được phê duyệt đầu tư tăng tới 78%. Số lượng các quỹ đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ cao cũng tăng 30%.

Điều này cho thấy rõ ràng rằng các nhà đầu tư nước ngoài không quá quan ngại với kế hoạch "Made in China 2025".

Không chỉ vậy, theo thông tin mới đây từ CNN, tham vọng cạnh tranh công nghệ với Mỹ cũng không thể ngăn việc các gã khổng lồ đến từ Bắc Kinh phụ thuộc vào thung lũng Silicon để tìm kiếm người tài.

Hai cái tên công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Tencent và ByteDance sở hữu các trung tâm nghiên cứu nằm gần Đại học Stanford và cách đó không xa là văn phòng của Alibaba, Baidu và Didi Chuxing.

Điều này cho thấy những thương hiệu lớn nhất của Trung Quốc vẫn cần tới chuyên gia Mỹ để duy trì và cạnh tranh.

James Lewis, Giám đốc chương trình Chính sách Công nghệ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Washington) cho rằng: “Không phải các doanh nghiệp Trung Quốc không mạnh về sáng tạo nhưng nếu muốn những thứ tốt nhất, bạn vẫn phải tới Mỹ", CNN dẫn lời.

Công bố vào mùa hè năm 2015, "Made in China 2025" vẽ ra lý do và cách thức giúp Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo thế giới về công nghệ cũng như thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển trong lĩnh công nghệ cao hoặc sản xuất thông minh.

10 lĩnh vực then chốt được chỉ rõ và những mục tiêu cụ thể được đề ra nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa với cấu kiện và vật liệu.

Kế hoạch này đã gây ra sự lo ngại với cộng đồng quốc tế và được xem là con đường giúp Bắc Kinh thay thế dần việc nhập khẩu. Quy mô tài chính của kế hoạch này khiến không ít người giật mình khi hàng trăm tỷ USD được hỗ trợ.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những ‘chiêu thức’ ứng phó của Bắc Kinh

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những ‘chiêu thức’ ứng phó của Bắc Kinh

Quốc tế -  6 năm

Mặc dù chính người Trung Quốc thừa nhận nền kinh tế của mình đang tăng trưởng chậm lại do tác động từ môi trường bên ngoài, nhưng họ đã và đang cho thấy sự bình tĩnh và nỗ lực triển khai ứng phó mạnh mẽ.

Việt Nam đang gặp một bài toán khó trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Việt Nam đang gặp một bài toán khó trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Tiêu điểm -  6 năm

Nhiều ý kiến cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mới chỉ bắt đầu nên cơ hội hay thách thức đối với Việt Nam thực sự vẫn chưa thể khẳng định được.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  10 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  11 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  11 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  11 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.