Thành viên PRO Việt Nam thí điểm kinh tế tuần hoàn tại Cần Giờ
Thứ tư, 30/11/2022 - 13:38
Dự án “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) thực hiện, dưới sự tài trợ của Quỹ Coca Cola toàn cầu và đối tác kỹ thuật là Nhựa tái chế Duy Tân.
Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Cần Giờ là huyện ven biển, nằm ở phía đông nam, được mệnh danh là "lá phổi xanh" của TP.HCM. Địa phương này cũng sở hữu địa danh rừng Sác, khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Tuy nhiên, “lá phổi xanh” này đang bị đe dọa bởi ô nhiễm do lượng lớn rác thải xuôi theo dòng sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, cộng với rác thải từ hoạt động du lịch và quá trình đô thị hóa. Ô nhiễm rác thải đe dọa lớn đến hệ sinh thái của khu dự trữ sinh quyển rừng Cần Giờ.
Từ thực trạng đó, với mong muốn thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho rác thải, thông sự hợp tác giữa người tiêu dùng, lực lượng thu gom, đơn vị tái chế và chính quyền địa phương, GreenHub đã phối hợp với chính quyền huyện Cần Giờ dự án “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ”.
Dự án được triển khai dưới sự tài trợ của Quỹ Coca Cola toàn cầu và đối tác kỹ thuật là Công ty TNHH Nhựa tái chế Duy Tân. Dự án dự kiến sẽ triển khai tới hết năm 2023, với 3 hợp phần chính.
Đầu tiên, đánh giá thực trạng rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ. Thứ hai, thiết kế mô hình kinh tế tuần hoàn và nâng cao năng lực cho các bên trong việc triển khai mô hình. Thứ ba, truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của người tiêu dùng cũng nhưa quảng bá cho doanh nghiệp nhựa tái chế.
Nói về dự án, ông Trần Nhựt Hiện, Giám đốc chuỗi cung ứng Nhựa tái chế Duy Tân, cho biết, Nhựa tái chế Duy Tân là doanh nghiệp thu gom, xử lý và tái chế nhựa chất lượng cao, mong muốn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa.
Với sứ mệnh này, Nhựa tái chế Duy Tân mong muốn giúp người dân nâng cao ý thức phân loại rác thải tại nguồn, đồng thời cải thiện thu nhập, tăng cường hiệu quả của các đơn vị thu gom rác thải, qua đó giảm tác động tiêu cực từ rác thải đến huyện Cần Giờ.
Nhựa tái chế Duy Tân và Coca Cola Việt Nam đều là 2 thành viên thuộc Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), là liên minh doanh nghiệp tiên phong hướng đến thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì.
Năm 2023 là năm cuối cùng cho việc chuẩn bị thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Vì vậy, PRO Việt Nam cũng như các thành viên đang gấp rút hoàn thiện những bước chuẩn bị, triển khai, tổng kết những mô hình hiệu quả để kịp thời nhân rộng, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ EPR.
Sau 3 năm triển khai, dự án "Nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý chất thải sinh hoạt và nhựa" do UNDP và Đại sứ quán Na Uy phối hợp thực hiện đã xây dựng thành công 5 mô hình kinh tế tuần hoàn quy mô nhỏ cho 5 địa phương là Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận, và Bình Dương.
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra giá trị kinh tế cao, đồng thời tôn trọng những giá trị tự nhiên, sẽ là giải pháp quan trọng cho Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh "vòng xoáy đi xuống" của vùng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Startup trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn có thể là chìa khóa giải quyết những khúc mắc giúp hiện thực hóa mô hình này. Ngược lại, cơ hội thành công cho các dự án này cũng đang rộng mở khi kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.