Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn bằng ứng dụng di động
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Sau 3 năm triển khai, dự án "Nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý chất thải sinh hoạt và nhựa" do UNDP và Đại sứ quán Na Uy phối hợp thực hiện đã xây dựng thành công 5 mô hình kinh tế tuần hoàn quy mô nhỏ cho 5 địa phương là Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận, và Bình Dương.
Trong đó, với mỗi địa phương, dự án thiết lập những giải pháp phù hợp cho từng điều kiện cụ thể. Điển hình như tại Quảng Ninh, dự án tổ chức các buổi tập huấn cho các đối tượng bao gồm các hộ gia đình, các thành viên tàu cá, nhân viên trong doanh nghiệp, học sinh sinh viên và thành viên chi hội thu mua ve chai.
Kết quả, hơn 100 tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long đã cam kết không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Cộng đồng quản lý phân loại, thu gom và xử lý rác nhựa vùng ven biển Vịnh Hạ Long cũng được thiết lập.
Bên cạnh đó, dự án cũng quan tâm đến khu vực phi chính thức thông qua hỗ trợ xe đạp, giày, quần áo bảo hộ, hỗ trợ vay vốn cho những người hành nghề ve chai, đồng nát.
Tại Bình Thuận, các tàu cá cũng là đối tượng chính được hướng đến để giảm rác thải ra đại dương. Dự án thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho tàu cá tại cảng Phan Thiết, cảng Liên Hương, bến cá Hà Phong và tàu du lịch Hòn Cau.
Sáng kiến kinh tế tuần hoàn nâng cao sinh kế cho lao động phi chính thức
Tại Đà Nẵng, dự án xây dựng mô hình quản lý rác thải tổng hợp, tối ưu hóa hoạt động phân loại và tái chế rác thải ngay tại nguồn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.
Tại Bình Định, khu vực ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn, dự án xây dựng mô hình cộng đồng, thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn. Tại Bình Dương, dự án tổng hợp nguồn lực xã hội để giảm thiểu rác thải địa bàn thành phố Dĩ An.
Kết quả bước đầu cho thấy các mô hình tuy còn gặp một số vướng mắc nhưng đã chứng minh được phần nào tính hiệu quả, phù hợp để nhân rộng ra nhiều địa phương khác trên cả nước. Không chỉ đem lại hiệu quả giảm rác thải, các mô hình cũng nâng cao vai trò, nâng cao sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và lực lượng thu gom rác thải phi chính thức.
Bên cạnh việc triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn cho 5 địa phương, dự án cũng đóng góp cho việc xây dựng chính sách, nâng cao hiệu quả truyền thông thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Theo ông Hoàng Thành Vĩnh, Cán bộ chương trình UNDP tại Việt Nam, dự án đã lan tỏa thông tin nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải tới hơn 30 triệu lượt tiếp cận, thông qua các diễn đàn, hội thảo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, nhiều chính sách quan trọng như đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường 2020, xây dựng kế hoạch giảm rác thải nhựa trong ngành thủy sản… cũng đươc dự án thúc đẩy và hỗ trợ.
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Thay vì bị vứt bỏ ra môi trường, vỏ hộp giấy đựng đồ uống đang được thu gom, tái chế một cách hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho lực lượng đồng nát, ve chai và thu gom rác thải dân lập, thông qua một dự án của Tetra Pak và PRO Việt Nam.
Startup trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn có thể là chìa khóa giải quyết những khúc mắc giúp hiện thực hóa mô hình này. Ngược lại, cơ hội thành công cho các dự án này cũng đang rộng mở khi kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu.
Hàng chục triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp có thể tạo ra nhiều giá trị nếu được ứng dụng làm đầu vào cho sản xuất, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.