Tiêu điểm
Tháo gỡ điểm nghẽn cho Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, sao còn nghèo khó, vất vả? Đó là trăn trở của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, về thực trạng và bài toán phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Ông Thiên nhìn nhận khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về điều kiện tự nhiên với đặc trưng là vùng sông nước, phù sa; đất đai bằng phẳng, màu mỡ; thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Gánh vác sứ mệnh quốc gia là vựa lúa, bảo đảm an ninh, an toàn lương thực quốc gia nhưng khu vực này lại đang phải đối diện với sự "nghèo khó, vất vả". GDP của vùng từng gấp rưỡi TPHCM, nhưng nay chỉ bằng 2/3.
Cùng nêu lên thực trạng đáng buồn này, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cũng cho biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,8% diện tích cả nước, dân số chiếm 18% cả nước, sản lượng lúa chiếm trên 50%, GDP chiếm khoảng 12% toàn nền kinh tế.
Song, GRDP bình quân đầu người của vùng lại thấp hơn mức bình quân chung cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế, thiếu các hạ tầng quan trọng làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện Đồng bằng sông Cửu Long chưa có cảng đầu mối, trung tâm logistics lớn, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp xuống cấp. Nhiều khu vực của vùng đang là vùng trũng y tế, giáo dục của cả nước.
Đây là vấn đề rất đáng suy ngẫm, ông Thiên khẳng định và cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long cần sớm tìm ra giải pháp trả lời cho bài toán tăng trưởng.
Phát biểu tại Diễn đàn Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long do Báo Xây dựng tổ chức, ông Thiên chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn kém tăng trưởng là do đây là vùng chuyên canh nông nghiệp, sản xuất lúa gạo nhưng còn khai thác nguồn lợi tự nhiên trực tiếp theo cách truyền thống, ít chế biến, chế tạo, ít áp dụng công nghệ, tham gia vào chuỗi cung ứng.
Mặt khác, bên cạnh thuận lợi, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối diện với những thách thức rất lớn như nguồn nước phù sa đang bị suy giảm, ô nhiễm, bất thường; nguồn nhân lực chất lượng không cao; điều kiện phát triển công nghiệp – đô thị ít thuận lợi, nền đất yếu, khoáng sản ít, khó làm thủy điện. Mặt khác, cấu trúc tài nguyên du lịch của vùng không đa dạng; các điều kiện tự nhiên sinh tồn cơ bản đang biến đổi sâu sắc.
Xuất phát điểm thấp, với nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hóa tại Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trên nền tảng tự nhiên, nhỏ lẻ, ít cạnh tranh, công nghiệp, dịch vụ kém phát triển. Đặc biệt, hạ tầng giao thông tại khu vực còn chưa phát triển, hạ tầng kết nối không đồng bộ, khó liên kết nội vùng và liên vùng, ông Thiên nhìn nhận,
Đó là lý do khiến kết quả thực tế cho thấy, quy mô kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nhỏ, tốc độ tăng GRDP chậm dần, thấp hơn trung bình cả nước. Khu vực hiện vẫn đang duy trì sản xuất lương thực truyền thống, chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất lao động cao hơn.
Mặc dù giai đoạn 2010 - 2019, Đồng bằng sông Cửu Long có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, với tỷ trọng nông nghiệp giảm nhanh, cơ cấu công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ thay đổi nhanh. Nhưng tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm dần, khó có khả năng bắt kịp xu hướng cơ cấu kinh tế cả nước.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cũng đang chậm lại; sản lượng lúa tăng không đáng kể, doanh thu từ trồng lúa giảm. Tỷ lệ vốn đầu tư công của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 16,6% (năm 2015) xuống 11,3% (năm 2019), mặc dù thu ngân sách Nhà nước của vùng khoảng 16% tổng thu ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 38,3% (2015) xuống 22,6% năm 2019. Thu hút FDI kém. Năm 2018, vốn FDI thực hiện của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 9,4% tổng vốn FDI thực hiện cả nước.
Trong 10 năm gần đây, chi ngân sách Nhà nước cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cả tuyệt đối và tương đối, song tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng chi ngân sách Nhà nước cả nước. Tỷ trọng đầu tư giai đoạn 2011 - 2020 chiếm 18% cả nước, tỷ lệ chi đầu tư ngân sách địa phương trong tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước không thấp, tuy nhiên, quy mô chi đầu tư nhỏ, các khoản chi phân tán, dàn trải, không tập trung cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm liên vùng.
Hiện trạng Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nhiều điều kiện nền tảng để tạo động lực, phát huy tiềm năng lợi thế; chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa gắn kết, kém hiệu quả, hạ tầng, đô thị, kinh tế kém phát triển, ông Thiên khẳng định.
Cần năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới
Trước thực trạng trên, ông Thiên cho rằng, để phát triển kinh tế bền vững, "không bị bỏ lại phía sau", trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và du khách, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới.
Thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ cho phép làm cao tốc, đầu tư hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm tại khu vực này, đây chính là một trong những đột phá mạnh của khu vực.
Sự đầu tư cơ sở hạ tầng từ Nhà nước sẽ tạo nền tảng tốt cho phát triển vùng. Mục tiêu kinh tế và hạ tầng giai đoạn 2021-2030 của Đồng bằng sông Cửu Long là phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông với thủy lợi, kiểm soát lũ, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn và cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ.
Sứ mệnh mới, vị thế chiến lược mới: "Giữ đất, giữ nước, bảo tồn lãnh thổ, bảo vệ các điều kiện tự nhiên, nguồn lực phát triển cơ bản của quốc gia", đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của vùng trong giai đoạn mới.
Theo đó, việc xây dựng hạ tầng tại khu vực cần tính đến bảo tồn để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, xứng tầm. Mặt khác, Chính phủ cần định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững; hình thành các hành lang kinh tế và chuỗi đô thị động lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn tài nguyên, hệ sinh thái, ông Thiên chia sẻ.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành,Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cũng cho rằng, tiềm năng phát triển, ý nghĩa, vai trò của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề đã rõ. "Chưa bao giờ, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được quan tâm, triển khai quyết liệt như giai đoạn hiện nay nhằm tạo động lực cho kinh tế vùng phát triển".
Theo ông Thành, khi bàn đến phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long, có 5 vấn đề quan trọng nhất. Thứ nhất, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là trung tâm logistics mang tầm quốc tế, không chỉ kết nối trong vùng, kết nối với TP. Hồ Chí Minh mà còn kết nối quốc tế.
Thứ hai, phát triển hạ tầng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải rất đặc thù, rất đặc biệt, thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện hệ sinh thái tốt nhất cho phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa.
Thứ ba, Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng. Thứ tư, bên cạnh nguồn vốn, nguồn lực thực hiện các chương trình phát triển, Chính phủ cần xem xét ban hành cơ chế chính sách đặc biệt cho Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế vùng.
Thứ năm, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phải giữ được bản sắc, đặc thù, chất Miền Tây, chất Đồng bằng sông Cửu Long, ông Thành nhận định.
Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ đề xuất xây dựng đường sắt TP. HCM - Cần Thơ và đường cao tốc trên cao, đồng thời kiến nghị Trung ương đầu tư mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ làm cơ sở cho địa phương quy hoạch thành phố sân bay với diện tích khoảng 10.000ha.
Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu
Giải bài toán nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long
Tình trạng lao động trẻ di cư sang các khu công nghiệp miền Đông, cộng với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp khiến lực lượng lao động ở miền Tây vừa thiếu, vừa yếu.
Những 'nghịch lý’ trong cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Mặc dù được mệnh danh là vựa lúa, trái cây và thủy sản của cả nước, là trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lại chiếm tới 70% GRDP của Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng trở thành trung tâm năng lượng sạch
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương miền Tây tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước để nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo của đất nước.
Ba điểm cốt yếu khi hiện thực hóa quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long
Theo đại diện World Bank, một trong những điều quan trọng Việt Nam cần lưu ý là quy hoạch vùng cần đi kèm với chương trình hành động chiến lược và khả thi, xác định các ưu tiên đầu tư trong khung thời gian nhất định.
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.